Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều thí sinh chọn nhóm ngành kinh tế cho nguyện vọng 1

Thí sinh còn khoảng 20 ngày để đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học. Đây là thời gian cân nhắc trường học, ngành học phù hợp để đặt đầu danh sách ưu tiên.

Dù lựa chọn ngành hay trường nào, thí sinh cũng cần dựa trên năng lực, sở thích và đam mê. Khi đã xác định được điều kiện cần và đủ, thí sinh có thể tự tin chọn làm nguyện vọng 1. Trong đó, nhiều thí sinh năm nay yêu thích lĩnh vực kinh doanh, quản lý, tài chính, kế toán đặt nguyện vọng vào các ngành thuộc nhóm kinh tế làm nguyện vọng ưu tiên.

tuyen sinh dai hoc anh 1

Nhóm ngành kinh tế luôn có sức hút với đông đảo thí sinh.

Sự đa dạng ngành học, chỉ tiêu tuyển sinh rộng mở, cơ hội việc làm hấp dẫn… là những yếu tố giúp thí sinh mạnh dạn theo đuổi nhóm ngành kinh tế. Trong đó, ngành Quản trị kinh doanh thường chiếm số lượng đăng ký cao nhất. Tiếp đến là các ngành Marketing, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Quản trị nhân lực, Kinh tế quốc tế…

Thống kê từ Bộ giáo dục và Đào tạo cho thấy những năm gần đây, xu hướng lựa chọn các nhóm ngành của thí sinh có sự thay đổi đáng kể, tập trung nhiều ở nhóm ngành Kinh tế và quản lý; Khoa học xã hội và hành vi; Máy tính và công nghệ thông tin… Cụ thể năm 2021, theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khối ngành Kinh tế và quản lý chiếm tỷ lệ đăng ký nguyện vọng cao nhất là 32,77%.

Ghi nhận thực tế tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) - ngôi trường có thế mạnh đào tạo nhóm ngành kinh doanh, quản lý theo chương trình song ngữ - quốc tế, nhóm ngành kinh tế rất thu hút thí sinh. Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Marketing, Quản trị nhân lực, Kinh tế quốc tế, Bất động sản, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Tài chính - ngân hàng, Tài chính quốc tế; Kiểm toán, Kế toán... là những ngành thuộc khối kinh tế đang được đào tạo tại UEF.

Năm 2020, 2021, khối ngành kinh tế của UEF thu hút thí sinh đăng ký nguyện vọng tham gia xét tuyển đạt tỷ lệ trên dưới 30% trong chỉ tiêu chung của trường.

Những bạn trẻ sôi nổi, hướng ngoại có thể chọn các ngành gắn với lĩnh vực marketing, quản trị kinh doanh, nghiên cứu thị trường hay về thiên về giao tiếp để đặt làm nguyện vọng 1. Trong khi đó, những bạn hướng nội có thể chọn các ngành như kế toán, kiểm toán, hoạch định chiến lược.

Với môi trường học tập song ngữ quốc tế tại UEF, sinh viên được chú trọng đào tạo tiếng Anh ngay từ năm nhất, các môn học bằng tiếng Anh chiếm trên 50% thời lượng. Khi tốt nghiệp, sinh viên đạt trình độ tiếng Anh IELTS 5.5 trở lên, tự tin đảm nhận các vị trí công việc hoặc xây dựng doanh nghiệp của riêng mình.

Bên cạnh đó, mô hình đào tạo gắn kết thực tiễn cũng mang đến lợi thế lớn cho sinh viên. Người học có cơ hội tham quan, kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để hiểu hơn về tính chất của từng ngành nghề, hình thành tư duy kinh doanh, tích lũy các kỹ năng cần thiết.

UEF hiện là đối tác của hơn 500 doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, mang lại cơ hội việc làm phong phú cho sinh viên sau khi ra trường.

Bên cạnh phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, UEF còn xét tuyển khối ngành kinh tế theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2022 của ĐHQG TP.HCM; xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn; xét học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ THPT gồm 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12. Trường dự kiến nhận hồ sơ xét học bạ đợt bổ sung đến trước 5/10.

Trà Văn

Bạn có thể quan tâm