Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều ý kiến trái chiều của phụ huynh về đề thi trinh tiết

Các bậc cha mẹ ở nông thôn không tán thành việc giáo dục giới tính trong nhà trường và quan niệm "lớn lên khắc biết", trong khi nhiều bậc phụ huynh ở thành phố cho rằng tình dục không phải là điều xấu, trẻ em cần được giáo dục một cách đúng đắn.

Nhiều ý kiến trái chiều của phụ huynh về đề thi trinh tiết

Các bậc cha mẹ ở nông thôn không tán thành việc giáo dục giới tính trong nhà trường và quan niệm "lớn lên khắc biết", trong khi nhiều bậc phụ huynh ở thành phố cho rằng tình dục không phải là điều xấu, trẻ em cần được giáo dục một cách đúng đắn.

>> Nên đưa chuyện 'nhạy cảm' vào giảng dạy chính thức
>> Giới trẻ chưa thỏa mãn với bài học giới tính trên lớp
>> Chữ 'trinh' được đưa vào đề thi tuyển sinh của ĐH FPT
>> Đề thi về chữ trinh đã xuất hiện 37 năm trước

Trong những bài trước, chúng tôi đã đưa nội dung cuộc phỏng vấn tiến sỹ Nguyễn Ánh Hồng, trưởng khoa Giáo dục học, trường Đại học KHXH&NV TP.HCM và học sinh xoay xung quanh chuyện đề thi tuyển sinh của Đại học FPT và việc có nên hay không chuyện đưa nhiều hơn giáo dục giới tính vào chương tình dạy học. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi ghi nhận những ý kiến của một số phụ huynh về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ .

Lớn lên, trẻ sẽ "khắc biết"

Khác với quan điểm của các học sinh, các bậc cha mẹ ở vùng nông thôn hầu hết không tán thành việc giáo dục giới tính trong nhà trường. Rất nhiều phụ huynh khi được hỏi về việc có nên đào tạo giới tính cho trẻ đều cho rằng, cũng giống như ở thế hệ của họ, con em mình sẽ tự nhiên biết khi lớn lên mà không cần ai chỉ dạy. "Ngày xưa làm gì có giáo dục giới tính trong nhà trường nhưng trẻ đâu có hư như ngày nay! Chỉ tại phương tiện thông tin hiện đại làm hỏng trẻ con" – họ quan niệm.

"Trẻ em nông thôn có sự giáo dục về nề nếp gia phong, nhất là con gái sẽ không dám làm chuyện ảnh hưởng đến danh dự gia đình, họ tộc. Vì vậy, vấn đề giới tính cứ để tự nhiên, lớn lên sẽ khắc biết – anh Lê Trường, Quảng Trị nói.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Hằng, phụ huynh một học sinh cấp 2 chia sẻ: "Nhà trường là nơi dạy kiến thức văn hóa, dạy cho học sinh về giới tính và tình dục chẳng khác nào vẽ đường cho hươu chạy".

 
Nhiều phụ huynh nông thôn cho rằng không nên đưa chuyện giới tính vào học đường. Khi lớn lên, học sinh sẽ tự biết. (Ảnh minh họa)

Vậy các em phải làm người lớn trong khi những gì cần thiết cho người trưởng thành vẫn chưa được trang bị đầy đủ?

Vẫn có những quan điểm khác hơn từ các phụ huynh sống ở khu vực đô thị. Một phụ huynh nhận định: “Sai lầm của các bậc cha mẹ ở nông thôn thường gieo vào suy nghĩ của con trẻ rằng, tình dục là một điều đáng xấu hổ, là cái gì đó dâm ô và nên tránh xa. Hơn thế họ luôn tránh né đề cập đến vấn đề này. Con trẻ vì tò mò mà tự tìm hiểu trên phương tiện thông tin. Thông tin hỗn tạp trên internet làm cho các em có suy nghĩ lệch lạc về tình yêu, tình dục là điều khó tránh khỏi”.

Những bậc phụ huynh ở thành thị có vẻ tán thành việc đưa giáo dục giới tính vào chương trình giảng dạy. “Giới trẻ bây giờ tiếp xúc với internet quá sớm, truy cập mạng để đọc vấn đề về giới tính quá dễ dàng. Trong đó cái tốt và cái xấu lẫn lộn. Cần có môn học giáo dục giới tính để học sinh biết phân biệt đâu là cái tốt, đâu là cái xấu, để có cái nhìn tích cực hơn, có hướng đi đúng. Tôi không bao giờ cho rằng đó là “vẽ đường cho hươu chạy” như nhiều phụ huynh quan niệm” – ông Đinh Tấn Thanh (Công ty Phú Việt, TP HCM).

Những quan điểm tương tự của ông Thanh đều nhận định theo hướng thoáng hơn, họ chia sẻ, thành thị là nơi có nhiều trung tâm vui chơi giải trí, giới trẻ được tiếp xúc nhiều với văn hóa phương Tây….ảnh hưởng tư tưởng tự do yêu đương, tình dục là khó tránh khỏi. Trẻ em cần hiểu biết về vấn đề nhạy cảm này trước khi đón nhận thời kỳ dậy thì và hoàn thiện tâm, sinh lý.

"Thời đại mới, cần có cái nhìn cởi mở và cách ứng xử hiện đại hơn, thẳng thắn hơn đối với vấn đề liên quan đến giới tính. Khi con cái trưởng thành, cha mẹ cần có những cuộc nói chuyện như những người lớn với nhau, để cho con cái ý thức được chúng đã lớn và biết chịu trách nhiệm trước mọi chuyện. Chứ không nên duy trì cách nói chuyện răn đe, dạy bảo nữa.

An toàn tình dục là kiến thức thực sự cần thiết cho giới trẻ hiện nay. Phải cho các em biết cách tự bảo vệ mình khỏi những hậu quả về thể xác lẫn tinh thần. Những điều này ngay cả phụ huynh, nhất là ở vùng nông thôn cũng còn thiếu, hoặc có biết nhưng môi trường sư phạm sẽ giáo dục các em một cách khoa học và cho các em dễ tiếp cận hơn" - anh Nguyễn H.(TP.HCM) nói.

Trẻ chưa đủ độ chín chắn để làm đề thi về trinh tiết

Trên thực tế, về tâm lý phụ huynh, dù rằng tin tưởng ở hệ thống giáo dục của các nhà trường Việt Nam, nhưng vẫn có một số phụ huynh ở nông thôn vẫn xin … giấu tên khi trả lời đến vấn đề giới tính. Họ chia sẻ: đó là vấn đề nhạy cảm, đưa tên lên mặt báo để nói là một điều gì đó rất đáng xấu hổ.

Xoay quanh việc trường đại học FPT đưa vấn đề trinh tiết vào đề thi tuyển sinh, nhiều phụ huynh bức xúc, vấn đề nhạy cảm này đúng là đáng bàn nhưng không phải là mọi lúc, mọi nơi. Trinh tiết là vấn đề nên được đề cập một cách nghiêm túc, nhưng nếu đưa vào đề thi tuyển sinh một cách đường đột thế này thì không nên chút nào.

Đề thi có câu: “Phụ nữ có nhất thiết phải giữ gìn chữ trinh trước khi về nhà chồng? Và hạnh phúc thật sự của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vào việc người vợ có còn trinh hay không”.  

“Kiểu đưa vấn đề này có tính áp đặt theo hướng thiên về hạ thấp giá trị trinh tiết người phụ nữ. Trong khi các em thực sự chưa đủ độ chín về kiến thức cũng như sự trải nghiệm thì làm sao nhận thức được toàn diện vấn đề này” – một phụ huynh có con học trường Tiểu học Huỳnh Tấn Phát bức xúc.

Còn anh Bùi Hữu C. (Bình Thuận) cho rằng, dù cho trinh tiết không phải là yếu tố duy nhất đánh giá phẩm hạnh của người phụ nữ, nhưng với nhận thức còn chưa đầy đủ của các em thì tư tưởng “trinh tiết không phải là tất cả” tác động đến lối sống, cách hành xử của chúng trong các mối quan hệ. Chúng sẽ thoải mái trong quan hệ bạn bè, yêu đương mà không ý thức được việc giữ gìn trinh tiết.

Đề cập đến ý kiến nên suy nghĩ thoáng hơn về vấn đề tình dục như nước ngoài, một phụ huynh khác chia sẻ: xã hội Việt Nam khác với xã hội phương Tây, giá trị người phụ nữ cũng khác và giáo dục cũng khác. Nếu đưa giáo dục giới tính vào trường học thì cần có biện pháp khéo léo chứ không nên chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức. Làm sao để con em ý thức được tình dục chỉ đúng nghĩa khi nó là sự thể hiện tình cảm giữa con người với con người.

Chương trình Tư vấn tâm lý Skul2Skul 2011 thu hút rất nhiều bạn trẻ quan tâm

Trong luồng dư luận ủng hộ việc giáo dục giới tính sao cho phù hợp, chị Nguyễn Thị Minh Hương, TP HCM nói: “Đề thi này hết sức bình thường, giới trẻ bây giờ phát triển quá sớm, chúng đã đủ lớn để nhìn nhận nghiêm túc vấn đề này. Nên để con em mình được bày tỏ về vấn đề này vì mình cần lắng nghe lại tiếng nói của con mình”.

Các bậc cha mẹ cũng cho rằng trinh tiết, giới tính thực ra chẳng có gì gọi là nhạy cảm. Đừng bao giờ xem tình dục là điều gì đó đen tối, xấu xa, mà phải nhìn thẳng vào vấn đề rằng, đó là một hoạt động, một phần tất yếu của đời sống con người. Cái quan trọng là mỗi người – ngay từ lúc dậy thì phải đủ kiến thức và kỹ năng để đón nhận nó.

Còn vấn đề trinh tiết, cả nhà trường, gia đình, xã hội và tự các em phải ý thức được rằng nó chưa đủ để đánh giá nhân phẩm một người phụ nữ. Nhưng với một người phụ nữ Việt Nam thì nó là yếu tố rất quan trọng. Phía gia đình cần một kế hoạch giáo dục giới tính khoa học trong nhà trường chứ không phải chỉ là một cú “đột phá” theo kiểu của Đại học FPT.

Quỳnh Thi

Theo Infonet

Quỳnh Thi

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm