Như mọi gia đình khác, những ngày đầu tôi vô cùng hạnh phúc vì chồng chiều chuộng và nâng niu hết mực. Mâu thuẫn chỉ xảy ra khi cô em chồng tôi bất ngờ mất việc. Không đủ sức bám trụ ở khu phố cổ đắt đỏ, lại thêm anh trai mới có nhà riêng, cô ấy liền chuyển về nhà chúng tôi ở.
Nhưng sau đó, em chồng tôi không hề đi tìm việc mà chỉ ở nhà, sáng trưa chiều đi tụ tập hàng xóm, tán phét suốt ngày. Ngày nào tôi cũng tất tả dậy sớm, chiều tan làm lại vội vã trở về nhà chuẩn bị bữa tối. Mỗi tháng chồng tôi đều lén đưa cô ấy thêm tiền tiêu vặt mà không hề chia sẻ với tôi. Tôi rất uất ức lắm nhưng chẳng nói ra. Từ đó, không khí trong nhà cũng bắt đầu không thoải mái.
Rồi tôi có bầu. Đến tháng thứ 5, nghĩ đến chuyện phải ở nhà nửa năm để sinh em bé, mất đi một khoản thu nhập, nhà lại còn nuôi “báo cô” thêm một người nữa, tôi với chồng bàn nhau cải tạo tầng 1, mở cửa hàng bán đồ tạp hóa nhỏ trong nhà để thêm chút thu nhập.
Những tưởng bán mấy thứ đồ gia đình vặt vãnh như bàn chải, kem đánh răng, xà phòng rồi giấy vệ sinh cũng đơn giản thôi, nào ngờ lại phức tạp như vậy. Cả tôi và chồng đều chưa làm kinh doanh bao giờ, lo lắng, rồi lại đến việc kiểm kê hàng mỗi ngày khiến chúng tôi kiệt sức. Tôi dùng một quyển sổ ghi lại từng món, cứ nghĩ như thế đến cuối tháng tính toán lại sẽ dễ. Thế mà tháng nào cũng thấy thiếu tiền, chẳng biết tiền đi đâu mất. Cô em chồng lười nên sổ sách ghi cứ lung tung, mà cô ấy nay có cái áo mới, kia có cái túi mới.
Tôi ra vào cửa hàng thường xuyên hơn lúc em chồng trông hàng, thỉnh thoảng còn kín đáo đếm lại đồ trên quầy. Cô em chồng tôi lúc nhận ra điều đó thì tức khí, bảo tôi: “Bà đừng làm trò mèo ấy, tôi không phải loại tắt mắt”. Rồi đùng đùng đi khóc lóc với anh trai là tôi nhỏ mọn. Bao nhiêu uất ức của tôi cứ chực xổ ra, lần đầu tiên tôi to tiếng với chồng. Vợ chồng tôi chẳng nói chuyện với nhau mấy tuần liền, không khí gia đình ngột ngạt hơn cả trưa mùa hè. Tôi lại càng thêm ức chế, nghĩ nếu không phải sắp sinh thì bỏ quách đi cho xong, chẳng chồng con gì nữa, toàn mang nợ vào thân.
Hôm về nhà mẹ đẻ, tôi đem chuyện kể cho chị họ. Chị tôi nghe tôi nói vậy, chỉ cười, bảo là sao vợ chồng tôi lại “low-tech” vậy. Bây giờ còn ai bán hàng mà giở sổ ra ghi ghi chép chép, tối đến tính tính toán toán. Chị bảo là mấy cửa hàng khu nhà chị giờ “tự động hóa” hết rồi. Tôi nghe vậy vẫn rầu rĩ vì nghĩ mình dốt lắm, biết dùng công nghệ gì đâu, mà cũng chẳng có nhiều tiền, tiền hàng cũng đang phải đi vay hết chỗ này chỗ kia. Chị vỗ vai tôi bảo, cứ yên tâm, mấy ông bà lớn tuổi ở khu nhà chị, toàn hơn 60 rồi mà còn dùng được, tính toán nhoay nhoáy.
Tôi nghe rồi cũng bán tín bán nghi. Chị chỉ cho tôi sử dụng công nghệ để quản lý, có thể dùng cho những cửa hàng nhỏ kiểu như cửa hàng nhà tôi vậy. Tôi yên tâm hẳn. Tôi và chồng tôi dù không ngồi ở cửa hàng, vẫn biết hôm nay bán được những gì, lời lãi bao nhiêu qua điện thoại. Thế này có khác gì quản lý luôn cả người bán hàng, mà giá rất rẻ, chỉ mất có 3.000 đồng một ngày.
Từ ngày sử dụng công nghệ, tôi rảnh rang hơn rất nhiều. Cuối tháng, tiền lỗ, tiền lời hiển thị hết lên màn hình. Em chồng tôi cũng giải được oan nên thoải mái hẳn. Tôi cũng chẳng chút nghi ngại gì nữa, vui vẻ giao cửa hàng cho em. Từ kinh nghiệm thương đau của mình, tôi rút ra bài học: hiện đại đâu chắc đã hại điện, nếu tôi chịu tìm tòi, hỏi han để biết đến KiotViet ngay từ đầu, thì gia đình tôi đã chả căng thẳng đến mức suýt tan vỡ như thế.
Tư liệu: KiotViet