Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những bệnh truyền nhiễm nào bắt buộc tiêm vaccine, sinh phẩm y tế

Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc. Theo đó, có 11 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vaccine.

Có 11 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vaccine; 10 bệnh phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc theo quy định mới của Bộ Y tế. Ảnh minh họa.

Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc. Theo đó, có 11 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vaccine; 10 bệnh phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch.

Theo đó, Bộ Y tế quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine và lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm:

STT

Các bệnh truyền nhiễm

Vaccine, đối tượng, lịch tiêm chủng

trong Chương trình tiêm chủng mở rộng

Vaccine

Đối tượng

Lịch tiêm/uống

1

Bệnh viêm gan virus B

Vaccine viêm gan B đơn giá

Trẻ sơ sinh

Liều sơ sinh: tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh

Vaccine phối hợp có chứa thành phần viêm gan B

Trẻ em

Tiêm lần 1: khi trẻ đủ 02 tháng tuổi

Tiêm lần 2: ít nhất 01 tháng(*) sau lần 1

Tiêm lần 3: ít nhất 01 tháng sau lần 2

2

Bệnh lao

Vaccine lao

Trẻ em

Tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh

3

Bệnh bạch hầu

Vaccine phối hợp có chứa thành phần bạch hầu

Trẻ em

Tiêm lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Tiêm lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Tiêm lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

Vaccine phối hợp có chứa thành phần bạch hầu giảm liều

Trẻ em

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 7 tuổi

4

Bệnh ho gà

Vaccine phối hợp có chứa thành phần ho gà

Trẻ em

Tiêm lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Tiêm lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Tiêm lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

5

Bệnh uốn ván

Vaccine phối hợp có chứa thành phần uốn ván

Trẻ em

Tiêm lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Tiêm lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Tiêm lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

Vaccine phối hợp có chứa thành phần uốn ván

Trẻ em

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 7 tuổi

Vaccine có chứa thành phần uốn ván cho phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai

1. Đối với người chưa tiêm, chưa tiêm đủ 3 lần vaccine có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản (**), hoặc không rõ tiền sử tiêm vaccine:

- Tiêm lần 1: tiêm sớm khi có thai;

- Tiêm lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1:

- Tiêm lần 3: kỳ có thai lần sau và ít nhất 6 tháng sau lần 2;

- Tiêm lần 4: kỳ có thai lần sau và ít nhất 1 năm sau lần 3;

- Tiêm lần 5: kỳ có thai lần sau và ít nhất 1 năm sau lần 4.

2. Đối với người đã tiêm đủ 3 lần vaccine có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

- Tiêm lần 1: tiêm sớm khi có thai;

- Tiêm lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1;

- Tiêm lần 3: kỳ có thai lần sau và ít nhất 1 năm sau lần 2.

3. Đối với người đã tiêm đủ 3 lần vaccine có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:

- Tiêm lần 1: tiêm sớm khi có thai;

- Tiêm lần 2: kỳ có thai lần sau và ít nhất 1 năm sau lần 1.

4. Đối với người đã tiêm đủ 3 lần vaccine có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 2 liều nhắc lại: Tiêm sớm 1 lần khi có thai

Trong tất cả các tình huống, từ lần 2 trở lên tiêm trước ngày dự kiến sinh tối thiểu 2 tuần.

6

Bệnh bại liệt

Vaccine bại liệt uống

Trẻ em

Uống lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Uống lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Uống lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Vaccine bại liệt tiêm

Trẻ em

Tiêm lần 1: khi trẻ đủ 5 tháng tuổi

Tiêm lần 2: khi trẻ đủ 9 tháng tuổi

7

Bệnh do Haemophilus influenzae týp b

Vaccine Haemophilus influenzae týp b đơn giá hoặc vaccine phối hợp có chứa thành phần Haemophilus influenzae týp b

Trẻ em

Tiêm lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Tiêm lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Tiêm lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

8

Bệnh sởi

Vaccine có chứa thành phần sởi

Trẻ em

Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi

Vaccine phối hợp có chứa thành phần sởi

Trẻ em

Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

9

Bệnh viêm não Nhật Bản B

Vaccine viêm não Nhật Bản B

Trẻ em

Tiêm lần 1: khi trẻ đủ 1 tuổi

Tiêm lần 2: 1-2 tuần sau lần 1

Tiêm lần 3: 1 năm sau lần 1

10

Bệnh rubella

Vaccine phối hợp có chứa thành phần rubella

Trẻ em

Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

11

Bệnh tiêu chảy do virus Rota

Vaccine Rota

Trẻ em

Uống lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Uống lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Bộ Y tế lưu ý khoảng cách giữa các lần tiêm chủng mỗi 1 tháng được tính ít nhất là 28 ngày. Liều cơ bản là các liều tiêm trước khi đủ 1 tuổi

Nếu chưa tiêm chủng đúng lịch hoặc chưa tiêm chủng đủ liều thì tiêm bù càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và nhà sản xuất.

Việc tiêm chủng chiến dịch hoặc tiêm chủng bổ sung được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp cụ thể.

Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch.

Danh mục bệnh truyền nhiễm và vaccine, sinh phẩm y tế phải sử dụng bắt buộc:

TT

Tên bệnh truyền nhiễm

Vaccine, sinh phẩm y tế

1

Bệnh bạch hầu

Vaccine phối hợp có chứa thành phần bạch hầu, huyết thanh kháng độc tố bạch hầu

2

Bệnh bại liệt

Vaccine bại liệt hoặc vaccine phối hợp có chứa thành phần bại liệt

3

Bệnh ho gà

Vaccine phối hợp có chứa thành phần ho gà

4

Bệnh rubella

Vaccine rubella hoặc vaccine phối hợp có chứa thành phần rubella

5

Bệnh sởi

Vaccine sởi hoặc vaccine phối hợp có chứa thành phần sởi

6

Bệnh tả

Vaccine tả

7

Bệnh viêm não Nhật Bản B

Vaccine viêm não Nhật Bản B

8

Bệnh dại

Vaccine dại, huyết thanh kháng dại

9

Bệnh cúm

Vaccine cúm

10

Bệnh Covid-19

Vaccine phòng Covid-19

Việc xác định đối tượng phải sử dụng vaccine sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch thuộc danh mục quy định tại khoản 1 Điều này do Sở Y tế trình UBND tỉnh, thành phố quyết định hoặc theo chỉ đạo của Bộ Y tế trên cơ sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vaccine, sinh phẩm y tế, nguồn lực của địa phương.

Về phạm vi sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc, Bộ Y tế nêu rõ vaccine thuộc danh mục quy định tại bảng 1 được triển khai trên toàn quốc cho trẻ em, phụ nữ có thai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Việc xác định phạm vi sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế thuộc danh mục quy định tại bảng 2 do Sở Y tế trình UBND tỉnh, thành phố quyết định hoặc theo chỉ đạo của Bộ Y tế trên cơ sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng v, sinh phẩm y tế, nguồn lực của địa phương.

Bộ Y tế nêu rõ Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2024.

Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Để có một cuộc sống chất lượng vượt trội

Trong cuốn sách Đầu tư thông minh của Anthony Robbins, tác giả cho rằng sự giàu có đích thực không chỉ dừng lại ở tiền bạc mà nằm ở cảm xúc, tâm lý và tâm hồn. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không thể có một cuộc sống tuyệt vời, bất kể ví tiền của bạn dày như thế nào.

Bác sĩ gắp con vắt sống trong mũi bé trai

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê vừa gắp thành công con vắt trong mũi bé trai 7 tuổi.

https://suckhoedoisong.vn/nhung-benh-truyen-nhiem-nao-bat-buoc-phai-su-dung-vaccine-sinh-pham-y-te-169240615084324098.htm

Thái Bình / Sức Khỏe & Đời Sống

Bạn có thể quan tâm