Baikal là hồ nước rộng và sâu nhất thế giới. Nơi đây thu hút nhiều tín đồ du lịch đến tham quan nhờ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên độc đáo, nhất là vào mùa xuân.
Hồ Baikal nằm ở phía Đông Siberia (Nga) với độ sâu trung bình là 744m và rộng 31.722 km2. Đây cũng được xem là hồ nước ngọt rộng và sâu nhất thế giới, đồng thời ẩn chứa nhiều bí ẩn chưa được sáng tỏ. Theo tính toán của các nhà khoa học, tổng lượng nước trong hồ có thể đáp ứng nhu cầu nước ngọt của trái đất trong 5 năm. Ảnh: Hobopeeba.
Trước thế kỷ 17, hồ có tên là “Lamu”, trong ngôn ngữ Evenk có nghĩa là “Biển”. Sau đó, người Buryati gọi nơi này là “Baigal”. Tuy nhiên, để tên gọi này nghe có vẻ thuận tai hơn trong cách nói của người Nga thì chữ "g" trong từ "Baigal" được đổi thành chữ "k". Ảnh: Hobopeeba.
Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được số tuổi của hồ Baikal. Đa số giả thuyết cho rằng độ tuổi của hồ nước này vào khoảng 25-30 triệu năm. Nếu đúng với giả thuyết thì đây cũng chính là hồ lâu đời nhất trong số các hồ nước cổ xưa. Ảnh: Justlerochka.
Năm 1999, người ta phát hiện ra những vòng tròn trên mặt hồ Baikal khi nước đã đóng băng. Sau đó, hiện tượng này lại tiếp tục xảy ra vào các năm 2003, 2005, 2008 và 2009. Nhiều giả thuyết cho rằng, đó là dấu vết của những người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại lí giải rằng đây là hiệu ứng của khí thải methane từ trầm tích dưới đáy hồ. Ảnh: Cescccccccccc.
Năm 1982, một nhà khoa học đã khám phá ra hiện tượng phát sáng của nước hồ Baikal. Theo khảo sát của nhiều nhà khoa học, cường độ phát quang của nước hồ giảm theo chiều sâu và phạm vi của sự biến đổi từ bề mặt xuống đáy theo thời gian trong năm. Từ tháng 11 đến giữa tháng 1, phát quang giảm và sau đó tăng dần lên. Ảnh: Dennisschmelz.
Bao bọc xung quanh hồ Baikal là những bức tường thành được cư dân nơi đây dựng từ thời cổ xưa. Những bức tường gần ở khu vực hồ được giải thích là để bảo vệ các vùng đất thiêng. Tuy nhiên, mục đích xây dựng của những mảng tường cách xa hàng chục km vào tận rừng sâu vẫn là câu hỏi còn chưa có lời đáp. Ảnh: Hobopeeba.
Hầu hết người dân bản địa ở dọc bờ sông Lena (Nga) sinh sống trong điều kiện thời tiết có khí hậu cực đoan bậc nhất hành tinh, với nhiệt độ vào mùa đông là âm 46 độ C.
Nằm giữa cánh đồng bùn cổ đại rộng lớn, thuộc đảo Sakhalin (Nga), núi lửa Pugachevsky có dạng hình mắt người khổng lồ đã gây được sự chú ý lớn trên thế giới.