Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những cách nấu ăn hại thận người Việt hay làm

Thường xuyên chế biến đồ ăn với quá nhiều muối, nấu quá ngọt, chiên rán ngập dầu sẽ khiến thận quá tải, dẫn tới suy thận.

Rất nhiều sai lầm khi chế biến đồ ăn có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận, lâu ngày dẫn đến suy thận.

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất thải và chất lỏng thừa ra khỏi cơ thể. Nó cũng giúp duy trì sự cân bằng lành mạnh của nước, muối và khoáng chất trong máu.

Tuy nhiên, một số cách chế biến thực phẩm sai lầm dưới đây có thể khiến món ăn biến thành chất độc gây hại cho thận.

Nêm nhiều muối, nước mắm

Theo Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ (NKF), những người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên hấp thụ 2,3 g natri mỗi ngày, còn những người mắc bệnh thận hoặc huyết áp cao nên hạn chế ở mức 1,5 g. Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi người chỉ nên ăn 2 mg natri, tương đương với 5 g muối/người/ngày.

Kết quả Điều tra Yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPs) năm 2015 tại Việt Nam của Bộ Y tế cho thấy mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt là là 3,76 mg natri, tương đương với 9,4 g muối/người/ngày.

Đến năm 2020, mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt đã giảm xuống còn 8,4 g muối/người/ngày. Mặc dù vậy, con số này vẫn cao hơn nhiều so với khuyến nghị.

Khi nạp quá nhiều muối, thận sẽ phản ứng bằng cách giữ lại nước để pha loãng muối. Đây là biện pháp giúp cân bằng nồng độ hóa chất trong dòng máu, cần thiết để giữ cho tim hoạt động tốt. Theo thời gian, áp lực quá nhiều có thể gây tổn thương cho thận và cơ tim.

Chế độ ăn nhiều muối sẽ làm thay đổi sự cân bằng natri - kali trong cơ thể, khiến thận bị suy giảm chức năng, huyết áp tăng cao. Ngoài ra, ăn nhiều muối đã được chứng minh làm tăng lượng protein trong nước tiểu. Đây là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến suy giảm chức năng thận.

Nấu quá ngọt

Những người thích ăn ngọt thường có thói quen cho đường vào món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, thực tế, đây là thói quen không tốt, đặc biệt về lâu dài.

Theo Healthline, tăng lượng đường hấp thụ có thể gây nguy hiểm cho thận. Khi lượng đường trong máu vượt quá 180 mg/dl, thận bắt đầu bài tiết đường qua nước tiểu. Lượng đường trong máu càng cao, áp lực lên thận càng lớn.

Chiên rán ngập dầu

Việc chiên rán đồ ăn ngập dầu có thể tăng hấp thụ các chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa và chất béo trung tính triglycerides. Điều này có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, từ đó, thúc đẩy các phản ứng viêm và làm suy giảm chức năng thận.

Ngoài ra, để món ăn thêm giòn, thực phẩm trước khi chiên rán thường được tẩm ướp với nhiều muối muối, đường, gia vị. Điều này làm tăng nồng độ natri trong máu, gây áp lực lên thận và có thể dẫn đến suy thận mạn tính.

Cach che bien hai than anh 1

Thói quen chiên rán đồ ăn ngập dầu có thể làm tăng áp lực, gây tổn thương thận. Ảnh minh họa: Cookist.

Chuộng thực phẩm chế biến

Thực phẩm chế biến như khoai tây chiên thường chứa hàm lượng natri và phốt pho cao. Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn này khiến huyết áp tăng cao, huyết dịch trong thận không thể duy trì lưu lượng bình thường, từ đó gây ra các bệnh về thận.

Theo nghiên cứu năm 2022 được công bố trên tạp chí Nutrition, những người ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến cũng có tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính cao nhất. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm cũng thường ít chất xơ, vitamin và khoáng chất, ăn nhiều dễ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, dạ dày.

Nấu nhiều thịt đỏ

Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng protein từ động vật làm căng thận khi thận hoạt động để loại bỏ chất thải ra khỏi máu. Thịt đỏ đứng đầu danh sách đó. Ăn thịt đỏ thường xuyên có liên quan đến tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí của Hiệp hội Thận Mỹ, lượng thịt đỏ ăn vào có liên quan chặt chẽ với nguy cơ mắc bệnh thận giai đoạn cuối. Nghiên cứu khuyến cáo nên thay thế thịt đỏ bằng protein từ thực vật bất cứ khi nào có thể. Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau giàu protein như đậu Hà Lan và bông cải xanh là những lựa chọn tốt cho thận.

Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày

Dấu hiệu buổi sáng cảnh báo thận hoạt động kém

Một số dấu hiệu khác lạ vào buổi sáng có thể cảnh báo thận của bạn đang có vấn đề, hoạt động kém.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm