Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những cái Tết buồn của GS Cù Trọng Xoay

Bài viết dưới đây là chia sẻ của Đinh Tiến Dũng về ngày Tết khi thiếu vắng các thành viên trong gia đình. Anh cũng kêu gọi mọi người tận hưởng niềm vui đoàn viên khi còn có thể.

Ngày còn thơ bé, Tết là một sự kiện đặc biệt với gia đình tôi và Tết được nhắc đến thường xuyên từ cả tháng trước với biết bao dự định. Thế nhưng, không phải Tết nào trong quá khứ của gia đình tôi cũng vui, cũng lâng lâng như vậy. Có những Tết buồn là do… Tết vắng.

Khi đó,giao thừa buồn hiu hắt khi không có đủ những thành viên trong gia đình. Lúc thì mẹ phải đi trực ở cơ quan, khi thì bố phải đi lo việc phường xã, anh đi lao động ở nước ngoài không ở nhà… Nhà có 4 người, vắng một người không khí Giao thừa khác hẳn. Lúc đó, tôi lại thấy ghen tỵ với nhà hàng xóm, tiếng cười nói rôm rả, không khí ấm áp của sự sum vầy từ gia đình họ làm tôi chạnh lòng khủng khiếp!

Khi vào tuổi bắt đầu “nếm đời" hơn, Tết buồn đối với tôi là khi không được… hối hả ra bến xe về quê như bao bạn sinh viên khác. Ngày ấy, có những dịp tôi phải ở lại trường muộn sát tới Tết. Cả ký túc xá đã vắng tanh. Hàng quán thì đóng cửa. Đồ ăn còn lại là mấy cái bánh chưng gói sớm nguội ngắt, thèm lắm bữa cơm nóng đầy những món ngon của mẹ ở nhà. Mới vậy thôi đã đủ buồn muốn khóc rồi, nói gì tới việc không được về cả Tết.

Ngẫm lại, từ khi có gia đình riêng, tôi cũng bắt đầu ăn Tết theo những cách rất khác. Có năm chúng tôi đón Giao thừa bên nội, có năm đón bên ngoại, có năm thì kéo nhau đi du lịch, có năm lại về quê ông bà. Càng lớn lên, những người thân yêu càng nhiều mà chẳng thể nào có cách tụ họp đầy đủ, thành ra niềm vui ấm áp của những cuộc sum vầy giờ như cái chăn ta đắp lúc bé nay phủ lên một cơ thể đã lớn đùng, ấm chỗ này thì lại lạnh chỗ kia… Hỏi sao không cảm thấy chạnh lòng hay Tết cứ…buồn vì thiếu. Chắc vì vậy mà khi nghe tiếng TV rao rảo “Về nhà đón Tết, gia đình trên hết”, tôi cũng chột dạ, giật mình đắn đo.

Và năm nay, khi vô tình xem được phim ngắn của Neptune, tôi bắt gặp mình và những người thân lần lượt hiện ra; tất cả Tết buồn như được gom lại trong một thước phim. Không chỉ thế, lời thoại của các nhân vật như nói hộ nỗi lòng của từng thành viên trong gia đình mình mà bấy lâu nay tôi chưa có dịp hiểu thấu.

Neptune,  Giao su Xoay anh 1
Nỗi lòng hướng về cha mẹ, quê hương của các nhân vật.

 

Đó là hình ảnh cậu sinh viên lặng lẽ nhìn mọi người hối hả ra bến xe về quê trong khi mình vẫn còn những đơn hàng phải giao ngày Tết làm tôi đồng cảm, sống lại thời sinh viên.

Rồi ánh mắt xa xăm của người công nhân đi xuất khẩu lao động không thể về ăn Tết cùng gia đình khiến tôi chợt nghĩ đến ông anh mình những ngày mùa đông tuyết trắng nơi xứ người ngóng về quê xa, nơi có gia đình, nơi có Tết.

Và nụ cười “tự trấn an” của chú lái tàu khi đón nhận công việc xa nhà dịp Tết khiến tôi thấy bản thân vẫn còn may mắn quá. Chính bố mẹ mình cũng có lúc là những người đặt trách nhiệm lên hai vai, không có khái niệm đón Tết bên gia đình trọn vẹn mà có bao giờ thấy họ than trách.

Điện thoại, Facebook, mạng xã hội…đã len lén chen vào, âm thầm thay thế sự quan trọng của hai chữ “đoàn viên”. Công cuộc “soán ngôi” này đang diễn ra nhiều nhất ở người trẻ. Nhiều bạn cổ suý việc “Tết là để đi”, “gia đình thì chỉ cần gọi điện thoại mỗi ngày cập nhật tình hình là bố mẹ ấm cả lòng rồi”. Các bạn à, đôi khi chúng ta cứ tự cho mình được là con diều bay cao và cứ vô tư nghĩ rằng bố mẹ vẫn sẽ cứ mãi ở đó để giữ cho sợi dây căng vút mà không biết rằng thời gian chẳng bao giờ quan tâm tới sự vô tư đó.

Tôi chắc chắn một điều rằng, họ không phải không muốn dõi theo bạn mà thời gian, sức khỏe, sự minh mẫn không cho phép họ tiệm cận mãi với những niềm vui con trẻ. Bố mẹ đã dành gần nửa cuộc đời để chăm sóc và luôn mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với chúng ta, vậy có bao giờ chúng ta tự hỏi, chúng ta đã làm gì để họ cảm thấy yên vui chưa, dù chỉ là về nhà dịp Tết?

Đừng để đến một lúc nào đó, như cô gái trẻ trong đoạn phim ngắn Tết của Neptune, tay cầm cuốn hộ chiếu đầy thị thực các nước, cũng vui sướng, cũng tự hào về một tuổi trẻ nhiều trải nghiệm đấy, song nước mắt lại lưng tròng bởi chẳng còn cái Tết nào được ở bên cha mẹ.

Tết ngày nay chuẩn bị dễ hơn xưa, vài tiếng lượn quanh siêu thị là có đủ một cái Tết về mặt điểm danh vật chất. Chất lượng cuộc sống đã nâng cao hơn nên những tấm áo mới, những món ăn ngon ngày Tết giờ cũng không còn quá hấp dẫn với số đông chúng ta. Chỉ có sự sum vầy thì chẳng thể mua được hay khỏa lấp được bởi vật chất hay những thiết bị liên lạc hiện đại. Vì thế, dù khách quan hay chủ quan, đừng để Tết buồn với bất cứ giá nào. Nếu có thể, hãy về nhà và chia sẻ từng khoảnh khắc sum họp, tận hưởng tết đoàn viên bên gia đình!

GS Cù Trọng Xoay

Bạn có thể quan tâm