Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Những câu hỏi lớn khi Ấn Độ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới

Ấn Độ đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn sau khi vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất trên thế giới.

dan so An Do anh 1

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, Ấn Độ đang vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Dữ liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy Với 1,428 tỷ người, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc đại lục và chuẩn bị vượt qua tổng dân số của quốc gia Đông Á và đặc khu hành chính Hong Kong.

Trong quá khứ, Trung Quốc đã tận dụng lợi thế dân số của mình để thay đổi thế giới theo một cách mạnh mẽ hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Liệu Ấn Độ có thể lặp lại được thành tích này.

Tận dụng lợi thế về quy mô dân số

Từng có thời điểm cả Ấn Độ và Trung Quốc đều cố gắng kìm hãm tốc độ tăng trưởng dân số thông qua việc giảm tỷ lệ sinh. Tuy nhiên, biện pháp từ lâu đã không còn được áp dụng.

Đường cong nhân khẩu học giúp Ấn Độ vươn lên vị trí số một trên thế giới là niềm ghen tị với những quốc gia phát triển, vốn phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số. Người dân Ấn Độ đang sống lâu hơn trong khi số trẻ em được sinh ra tại nước này luôn ổn định qua các năm.

Khác với Trung Quốc - nước phải giải quyết hậu quả của chính sách kiểm soát dân số, Ấn Độ không phải đối mặt với nguy cơ tỷ lệ sinh sụt giảm đột ngột cũng như những rủi ro về kinh tế và xã hội đi kèm với tình trạng này.

Tại một số vùng của Ấn Độ, dân số vẫn đang tăng quá nhanh so với tốc độ phát triển kinh tế, khiến nhiều người không có việc làm. Tuy nhiên, tại những khu vực khác, đặc biệt là ở miền Nam - nơi có nền kinh tế phát triển hơn và áp dụng việc kế hoạch hóa dân số - hiếm có gia đình nào thuộc thế hệ trẻ sinh nhiều hơn 2 con.

dan so An Do anh 2

Một số khu vực của Ấn Độ vẫn chưa phát triển đủ nhanh để đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Ảnh: Reuters.

Nhu cầu của của gần 1,5 tỷ người đang đặt nặng áp lực lên môi trường tự nhiên của Ấn Độ. Tuy nhiên, với việc trở thành quốc gia có lực lượng lao động lớn nhất thế giới, nhiều người hy vọng đây sẽ là "thế kỷ của Ấn Độ".

Ấn Độ có thể tận dụng "lợi tức dân số"?

Ấn Độ có cơ cấu nhân khẩu học phù hợp để phát triển kinh tế. Hơn 2/3 dân số của quốc gia Nam Á nằm trong độ tuổi 15-59 tuổi. Tỷ lệ trẻ em và người già trong dân số Ấn Độ cũng tương đối thấp.

Cơ hội trên cũng đi kèm những thách thức lớn khi "Lợi tức dân số" của Ấn Độ có thể trở thành một thảm họa nếu không được tận dụng.Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, nền kinh tế của quốc gia Nam Á chưa phát triển đủ mạnh để tạo ra việc làm cho mọi người. Quốc gia này cần khoảng 9 triệu việc làm mới mỗi năm để đáp ứng nhu cầu của người lao động.

Theo Jean Drèze, chuyên gia kinh tế tại Đại học Delhi, mức lương trung bình tại Ấn Độ cũng không tăng đáng kể trong 8 năm qua.

Phát triển kinh tế mà không đi kèm với mở rộng thị trường việc làm khiến tình trạng bất bình đẳng trong xã hội Ấn Độ - vốn ở mức cao - càng trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này có thể dẫn tới những bất ổn xã hội tại quốc gia Nam Á.

Liệu phụ nữ Ấn Độ có thể tham gia sâu hơn vào thị trường lao động?

Phụ nữ Ấn Độ có tỷ lệ việc làm chính thức thấp nhất trên thế giới với chỉ một người phụ nữ có việc làm trên 5 người.

Tỷ lệ việc làm của phụ nữ tại Trung Quốc cao gấp đôi con số này, đồng thời cao hơn Mỹ và mức trung bình trên thế giới. Một nền kinh tế không thể khai thác hết tiềm năng của mình khi có tỷ lệ phụ nữ làm việc ở mức thấp.

Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ này ở Ấn Độ lại sụt giảm trong những năm qua, đi ngược lại xu hướng của phần lớn các quốc gia khác.

Các nhà kinh tế cho biết xu hướng trên xuất phát từ việc những người phụ nữ Ấn Độ thường làm những công việc có mức lương tối thiểu. Khi điều kiện gia đình của họ được cải thiện, những người này lập tức bỏ việc.

dan so An Do anh 3

Phụ nữ Ấn Độ có tiềm năng trở thành một lực lượng quan trọng để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở quốc gia Nam Á. Ảnh: Reuters.

Điều này không có nghĩa phụ nữ tại quốc gia Nam Á không làm việc chăm chỉ. Phụ nữ, chiếm 41% xã hội Ấn Độ, vẫn có tác động lớn trong ngành như nông nghiệp, đồng thời đảm nhiệm phần lớn những công việc nội trợ.

Nhưng khi phụ nữ không chính thức tham gia vào thị trường lao động, họ không thể tiếp cận những ngành có giá trị cao như như công nghiệp và dịch vụ.

Việc cải thiện điều kiện giáo dục và công tác kế hoạch hóa gia đình sẽ giúp thay đổi nhận thức xã hội, thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp bảo vệ cho phụ nữ, khuyến khích họ làm những công việc có giá trị cao.

Liệu Ấn Độ có tìm ra con đường đến sự thịnh vượng?

Vào đầu những năm 1990, khi Trung Quốc đẩy nhanh quá trình cải cách thị trường, quốc gia này đã bám theo con đường phát triển của những quốc gia Đông Á khác như Nhật Bản và Hàn Quốc và trở thành một nền kinh tế sản xuất được thúc đẩy bằng hoạt động xuất khẩu. Ngày nay, Trung Quốc đã xây dựng được một nền kinh tế lớn gấp 5 lần Ấn Độ.

Các quốc gia phương Tây giờ đây đang hướng đến Ấn Độ như một sự thay thế cho Trung Quốc. Tuy nhiên, những trở ngại khiến Ấn Độ không thể đạt được bước tiến đáng kể trong 30 năm qua vẫn còn đó. Những vấn đề trên bao gồm chính phủ hoạt động thiếu hiệu quả, không đủ cơ sở hạ tầng, thiếu hụt đầu tư vào giáo dục cơ bản và chăm sóc sức khỏe.

Chương trình "Make in India", được đề xuất bởi Thủ tướng Narendra Modi, dù được áp dụng trong 8 năm nhưng vẫn chưa cho thấy kết quả nổi bật.

Vẫn có cách để Ấn Độ vươn lên mà không cần lặp lại mô hình của Trung Quốc, đặc biệt khi ngành sản xuất không còn chiếm vai trò trung tâm trong nền kinh tế toàn cầu.

Ngành dịch vụ giờ đây chiếm tỉ trọng lớn và là một động lực phát triển của Ấn Độ, được bổ sung bởi hệ thống cơ sở hạ tầng điện tử chi phí thấp mà quốc gia Nam Á này tự phát triển. Ngoài ra, những doanh nghiệp chế tạo chip cũng đang nhắm tới Ấn Độ như là giải pháp thay thế cho nguồn cung từ Trung Quốc.

Các ngành dịch vụ trên Internet cho phép thế hệ trẻ tại Ấn Độ làm việc cho các công ty nước ngoài nhưng không cần rời khỏi nhà của mình.

Điều duy nhất có thể chắc chắn về quốc gia đông dân nhất thế giới chính là Ấn Độ sẽ khác hoàn toàn so với những nước từng giữ ngôi vị này.

Bộ sách cung cấp cái nhìn toàn diện về Ấn Độ

Mục Thế giới giới thiệu bộ sách thuộc nhiều lĩnh vực giúp độc giả hiểu hơn về đất nước, văn hóa, xã hội, kinh tế, con người Ấn Độ.

Bộ sách gồm 8 cuốn, gồm cả sách dịch và sách được biên soạn như Ấn Độ: Đất nước - Xã hội - Văn hóa, Người Ấn Độ - Sự thật về lý do tại sao thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ Ấn Độ, Người Ấn Độ thích tranh luận… Bộ sách được ra mắt nhân dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt - Ấn vào năm 2018.

Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Nỗi lo khi Trung Quốc bị soán ngôi quốc gia đông dân nhất thế giới

Các nhà kinh tế lo ngại tình trạng dân số suy giảm tại Trung Quốc có thể để lại những hệ lụy nghiêm trọng đối với nước này và cả các quốc gia khác trên thế giới.

Cuộc đua 'làm giàu trước khi già' tại quốc gia đông dân nhất thế giới

Với danh hiệu quốc gia đông dân nhất thế giới, Ấn Độ đang tìm cách tận dụng tối đa lợi tức dân số để phát triển kinh tế, vươn lên thành động lực tăng trưởng hàng đầu thế giới.

An Bình

Bạn có thể quan tâm