Con cái là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ. Có con, họ như có tất cả niềm vui và hạnh phúc; thiếu con, mọi thứ như hóa hư vô. Đó là lý do, khi có con rồi, tất cả người mẹ trên thế gian này đều sẵn sàng từ bỏ sở thích và trải nghiệm của riêng mình để một lòng chu toàn chăm sóc con cái. |
Mở đầu phim ngắn “Mẹ” là câu thoại ai cũng từng nghe ngoài đời thực khiến người xem bỗng giật mình. Trong khi nam giới dành phần lớn thời gian của mình vào công việc ngoài xã hội, có thể đi sớm về khuya, thì phụ nữ luôn phải “thu ha hà vén”, dù làm gì đều phải canh cánh những công việc chăm sóc không tên và cũng chẳng hề được trả công. |
Phụ nữ từ khi sinh ra đã gắn liền với hai từ “thiên chức”. Họ không chỉ chăm lo cho gia đình về vật chất mà còn là người thắp lên ngọn lửa tình yêu, niềm tin, ước mơ hy vọng cho mỗi thành viên trong gia đình. Phụ nữ làm tất cả điều ấy chỉ đơn giản vì họ là mẹ. Sẵn sàng làm mọi điều chỉ để gia đình được hạnh phúc - đó vừa là mong muốn, vừa là trách nhiệm, bổn phận của mẹ. Suy nghĩ ấy rất cao quý, nhưng vô tình khóa chặt cánh cửa trải nghiệm của chính người phụ nữ trong cuộc sống thường nhật. |
Theo quan niệm xưa cũ của phương Đông, nữ giới phải lo chuyện bếp núc, nội trợ, quán xuyến nhà cửa và chăm sóc gia đình. Tiêu chuẩn đánh giá này không chỉ gây áp lực lên đôi vai của những người làm mẹ thuộc thế hệ trước như ngoại (NSND Kim Xuân thủ vai), mà rất có thể sẽ tiếp tục trở thành gánh nặng tâm lý cho mẹ (Hồng Ánh) và con gái nhỏ (Thảo Anh) sau này. |
Theo thời gian, chuẩn mực về người phụ nữ có thay đổi, nhưng vai trò “thắp lửa” và “giữ lửa” cho gia đình của phụ nữ vẫn vậy. Họ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ bếp núc tới dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, tham gia trải nghiệm mới của phụ nữ là gần như không có. Bởi vậy, cả nhân vật ngoại và mẹ trong phim đều không thể nắm giữ thêm ước mơ của riêng mình nếu muốn làm tròn thiên chức. |
Với nét mặt rạng rỡ, tự tin và đầy sức sống, cô Ba là hiện thân cho hình ảnh người phụ nữ hiện đại, độc lập với những suy nghĩ tích cực, biết sống cho bản thân. Câu nói của nhân vật cô Ba (Hồng Kim Hạnh) giống như một lời cổ vũ mạnh mẽ tới những người phụ nữ, rằng họ đừng để những trách nhiệm tự đặt lên vai kìm hãm ước mơ của chính mình. |
Sống vì gia đình sẽ khiến người phụ nữ hạnh phúc, nhưng niềm hạnh phúc đó sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi họ biết sống cho cả chính mình. Tương tự như một bông hồng, khi mất đi một nửa trông nó vẫn đẹp khi nhìn từ một phía, nhưng sẽ không trọn vẹn khi nhìn từ phía ngược lại. Phụ nữ dù hy sinh, cũng đừng quên yêu và chăm sóc bản thân mình. Bởi phụ nữ được làm điều mình muốn là người phụ nữ hạnh phúc, và khi ấy, họ sẽ rực rỡ như một đoá hồng trọn vẹn. |
Trong một xã hội còn nhiều định kiến về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, nơi mà niềm tin “vượng phu ích tử” đặt lên hàng đầu hay gia đình “tứ đại đồng đường” vẫn còn phổ biến, những người làm mẹ - những đóa hồng vĩ đại dường như gánh chịu nhiều thiệt thòi. Rất nhiều mẹ chỉ được chọn thiên chức hoặc chọn sự nghiệp, chọn niềm chung để rồi chôn vùi sở thích riêng, để rồi, rất nhiều “đóa hồng mẹ” ấy khó có thể tìm được sự trọn vẹn xứng đáng.
Lấy chất liệu từ đời sống và được truyền cảm hứng từ chiến dịch “Đừng để mẹ chỉ là mẹ” do đơn vị đồng hành là nhãn hàng Omo Matic khởi xướng, bộ phim “Mẹ” cuả LEE Films với đạo diễn Lee Giang, biên kịch Nhân Mai và Khải Đơn đã thể hiện tâm tư của những người mẹ.
Bình luận