Những chiếc máy bay gần trăm tuổi khiến du khách tưởng đồ chơi
Thứ bảy, 24/6/2017 08:31 (GMT+7)
08:31 24/6/2017
Những chiếc máy bay làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, đủ loại hình dáng không quen mắt đang được trưng bày tại Bảo tàng Hàng không Le Bourget (Pháp).
Caudron C60 là loại máy bay Pháp hai chỗ cánh kép sản xuất từ những năm 1920-1930 với một động cơ, chủ yếu được sử dụng làm máy bay huấn luyện.
Thủy phi cơ Avia 40p với thân vỏ chủ yếu bằng gỗ, được bay thử nghiệm lần đầu vào năm 1935 tại Moisselles (Pháp).
Chiếc Morane-Saulnier 230 bay lần đầu tiên vào năm 1929. Nó khá phổ biến những năm sau 1930, xuất hiện nhiều ở các trường học bay quân sự trên khắp nước Pháp và sau đó lực lượng không quân của nhiều nước khác cũng sử dụng loại máy bay này.
Máy bay Pháp Caudron C.635 Simoun sản xuất năm 1930 với 4 chỗ ngồi, cánh đơn, được sử dụng làm máy bay liên lạc trong Thế chiến II.
Farman F.60 Goliath là loại máy bay ném bom được sản xuất bởi Farman Aviation từ năm 1919. Nó là công cụ vận chuyển thương mại ở châu Âu sau Thế chiến I.
Mignet HM 14 Pou du ciel (biệt hiệu là con rận trong tiếng Pháp) là loại máy bay hạng nhẹ một chỗ ngồi, xuất hiện từ năm 1933.
De Havilland được ví như một chú bướm cánh kép. Đây là sản phẩm của một cuộc cách mạng trong ngành hàng không những năm 1920-1930. Máy bay De Havilland chủ yếu làm công việc vận chuyển thương mại trong Thế chiến II.
Morane-Saulnier Al là máy bay cánh đơn, gân, cong và có dây rất khác so với những dòng máy bay khác cùng thời kỳ. Nó được thiết kế theo nhiều model: loại G có 2 chỗ ngồi, H 1 chỗ ngồi còn loại L được trang bị một khẩu súng máy bắn xuyên qua cánh quạt và được lắp các tấm kim loại để chống đạn.
Farman 455 Super Moustique là máy bay một chỗ ngồi tiết kiệm nhiên liệu, dành cho các hoạt động thể thao và du lịch. Nó được bay lần đầu tiên vào tháng 5/1919 và được đặt tên là Moustique (con muỗi). Sau đó, dòng máy bay này trở nên nổi tiếng ở nước Anh và được ví như những chiếc tàu lượn siêu tốc.
Morane-Saulnier 230, là dòng máy bay huấn luyện trong suốt những năm 1930. Hầu như tất cả phi công Pháp trong Thế chiến II đều đã sử dụng chiếc máy bay này.
SchulGleiter (SG) 38 (màu vàng) được thiết kế để làm tàu lượn huấn luyện cho các chuyến bay cơ bản. Nó có thiết kế cánh cao sử dụng cáp giằng.
Một chiếc SchulGleiter (SG) 38 khác có ký hiệu Caréné. Cấu trúc chính của máy bay lượn là bằng gỗ và vải hỗn hợp, cùng có thiết kế thanh giằng hình chữ V ngược. Phi công ngồi trên một chiếc ghế đơn giản, không có kính chắn gió.
Triển lãm Paris Air Show 2017 là màn trình diễn chính của hai đại gia ngành sản xuất máy bay Airbus và Boeing. Ngoài ra, đáng chú ý có nhiều dòng máy bay quân sự của Mỹ.
Trong sự kiện triển lãm hàng không Paris Air Show 2017, những chiếc máy bay quân sự nhào lộn, nhả khói trắng và gào rú động cơ như muốn xé toang bầu trời thủ đô nước Pháp.
Những mẫu phi cơ chiến đấu, vận tải quân sự xếp hàng "sánh vai" cùng dàn máy bay dân dụng ra mắt khách tham quan tại Triển lãm Hàng không Paris Air Show (Pháp) nhiều ngày nay.