Phối nhiều ca khúc vào một bài
Đầu năm 2013, thời điểm mà SNSD trở lại, fan K-Pop đã có quãng thời gian dài sống trong sự náo nhiệt. Các fan thi nhau bán tán, mỗi người đưa một ý kiến nhưng tất cả đều hướng đến một từ khóa chung đó là "SNSD comeback". Màn tái xuất của SNSD gây bão lớn không chỉ bởi nhóm là girlgroup hàng đầu mà còn vì một lý do khác. Theo đó, "vũ khí" được SNSD sử dụng trong lần comeback này là ca khúc I got a boy thực sự quá ấn tượng, khiến bất cứ ai cũng phải bất ngờ.
SNSD. |
Nếu âm nhạc được ví von như những món ăn tinh thần thì I got a boy thực sự là một "nổi lẩu" với đủ các gia vị. Từ sự mạnh mẽ, cuồng nhiệt của electricpop, dustep, góc cạnh, hầm hố của hip hop, rap, nhẹ nhàng của pop cho đến giai điệu cổ xưa của retro, tất cả được đều "xào nấu" trong I got a boy. Sự hỗn độn đó đã khiến không ít người phải "nhảy dựng" vì giai điệu khá ngang và khó nhằn. Thế nhưng, với sự độc đáo và mới lạ, chính những đoạn nhạc tưởng như chẳng liên quan đó lại cuốn hút toàn bộ tâm trí người nghe ở những lần thưởng thức sau đó.
Thực tế, ý tưởng cắt ghép nhiều đoạn nhạc đã từng được SM đưa vào sản phẩm của SHINee, tuy nhiên, nó chỉ thực sự thành công khi xuất hiện trong MV của các cô gái SNSD. Sự thành công của I got a boy thể hiện rõ nhất ở ngôi vị quán quân trên các bảng xếp hạng, chương trình âm nhạc danh tiếng và 4 triệu lượt xem trong một ngày trên youtube.
Chẳng bao lâu sau I got a boy người ta lại bắt gặp ngay kiểu phối trộn bài trong What's your name (4Minute), I like this (GLAM)… và gần đây nhất là Bad man của B.A.P. Nếu SNSD là người khởi xướng thì 4Minute hay B.A.P lại là nhân tố giúp trào lưu trộn bài phổ biến bởi ca khúc của họ đều rất thành công và được nhiều người yêu thích. Trong khi What your name của 4Minute là bản hit đình đám nhất nhì tháng 5, thì Bad man của B.A.P lại càn quyét hàng loạt bảng xếp hạng âm nhạc nước ngoài.
Rõ ràng, ý tưởng trộn bài đang ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình bằng sự độc đáo và khác biệt. Chưa thể khẳng định hướng đi này tồn tại được bao lâu ở một làng nhạc liên tục thay đổi như K-Pop. Nhưng chắc chắn một điều rằng nó sẽ còn nở rộ và phát triển trong thời gian tới.
Biểu diễn trước khi tung sản phẩm
Theo lẽ thông thường, các thần tượng sẽ phát hành MV, album trước rồi mới biểu diễn trên sân khấu. Thế nhưng, quy luật này đang bị đảo ngược hoàn toàn tại Hàn Quốc. Hầu hết các nhóm nhạc comeback thời gian gần đây như EXO, Brown eyed girls, f(x), A.Pink, 2NE1… đều lên sàn trước khi "xuất xưởng" sản phẩm âm nhạc.
Ngày 29/7, f(x) chính thức tung album Pink Tape, nhưng trước đó 4 ngày, tức là 25/7, nhóm đã biểu diễn trên Mnet M!Countdown, tiếp đó là sân khấu Music bank vào ngày 26 và Music core ngày 27. Tương tự, Brown Eyed Girls trở lại Inkigayo ngày 28, trong khi đó album của nhóm lại được phát hành ngày 29.
Biểu diễn trên sân khấu lớn đồng nghĩa với việc bài hát của nghệ sĩ sẽ được phát đi một cách rộng rãi và tiếp cận nhiều đối tượng khán giả. Một khi đã được nhiều người biết đến, những ca khúc này sẽ dễ dàng tăng lượt nghe và xem ngay khi nó được phát hành trên các diễn đàn và trang nghe nhạc.Trở lại làng nhạc sau hơn 3 năm vắng bóng, Sunmi biểu diễn ca khúc mới 24 Hours tại Music bank từ ngày 23.8 nhưng phải đến ngày 26, bản digital của bản hit này mới được tung ra. Dường như, sau 3 ngày tung hoành các sân khấu lớn, sức nóng của 24 Hours đã tăng lên gấp nhiều lần, do đó, ngay khi xuất hiện trên 9 trang nghe nhạc như Melon, Mnet, Olleh Music, Bugs…24 Hours đã lập tức chiếm đóng vị trí số 1 trong nhiều ngày liên tiếp.
Sunmi. |
Tương tự, xuất hiện trên sân khấu từ ngày 1/8 nhưng đến 5/8, ca khúc Growl cùng album Emergency của EXO mới được "chào đời" trên các trang nghe nhạc trực tuyến. Album này đã chiếm toàn bộ các vị trí đầu tiên, thậm chí, nó còn được bán ra với số lượng khủng là 118,791 bản trong tuần đầu tiên.
Tính đến giờ, hầu hết các nhóm đi theo trào lưu này đều gặt hái thành công nhưng không thể phủ nhận rằng nó vẫn tồn tại nhiều rủi ro, nhất là đối với các nhóm nhạc ít danh tiếng. Đặc biệt, nó có thể làm giảm lượng xem và nghe của các ca khúc nếu như nghệ sĩ không đủ sức cuốn hút trên sân khấu.Teaser, trailer và MV hoàn toàn trái ngược
Từ trước đến nay, teaser luôn được dùng để quảng bá cho MV mới với một đoạn ngắn được cắt ra từ chính MV đó. Thế nhưng, dạo gần đây, các thần tượng K-Pop lại sử dụng chiêu thức mới là MV và teaser mang hình ảnh hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ điển hình nhất phải kể đến Seungri. Ngày 16/8, cả làng nhạc như náo loạn khi Seungri tung ra một đoạn teaser dài 27 giây với những cảnh quay vô cùng nóng bỏng và quyến rũ. 3 ngày sau đó, vẫn là sự trở lại của Seungri nhưng thứ khán giả nhận được lại sự hụt hẫng khi teaser nóng bỏng kia chẳng hề xuất hiện trong MV mà anh vừa phát hành mang tên Gotta Talk To U.
Seungri. |
Trước Seungri, Wonder Girls cũng từng sử dụng chiêu thức này khi đưa ca khúc chủ đề thứ 2 là Me, in vào teaser thay cho ca khúc chính Be my baby, sau đó là 2PM với album Grown, f(x) với Pink Tape…
Trở lại vào ngày 24.7 với MV chủ đề Rum pum pum pum, f(x) đã khiến nhiều fan vô cùng thất vọng. Yếu tố khiến f(x) không được lòng khán giả là do MV của nhóm quá sơ sài so với đoạn teaser phát hành ngày 17. Trong khi đoạn teaser làm fan ngây ngất bởi hình ảnh lung linh, kì bí, ở MV, f(x) lại quay trở về khối hộp - phong cách đã quá cũ kĩ của nhóm.
Có thể thấy, dù được đánh giá là ý tưởng độc đáo nhưng hướng làm MV khác với teaser đôi khi cũng có bất lợi. Giống như việc biểu diễn trên sân khấu trước khi tung sản phẩm, nó có thể khiến fan cảm thấy phật ý nếu như MV không độc đáo và lôi cuốn bằng teaser.