Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những đại gia ngã ngựa của tập đoàn dược Viễn Đông

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của công ty CP Dược phẩm Viễn Đông cùng những thân tín đã bị cáo buộc liên quan tới những khoản vay khổng lồ tổng cộng hơn trăm tỷ đồng ở nhiều ngân hàng.

Những đại gia ngã ngựa của tập đoàn dược Viễn Đông

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của công ty CP Dược phẩm Viễn Đông cùng những thân tín đã bị cáo buộc liên quan tới những khoản vay khổng lồ tổng cộng hơn trăm tỷ đồng ở nhiều ngân hàng.

Ngày 5/8, lần thứ 2 TAND TP. Hà Nội mở phiên xử các bị cáo Lê Văn Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty CP Dược phẩm Viễn Đông - công ty DVD) cùng 2 cấp dưới là Cao Hồng Vân (nguyên Phó tổng giám đốc kiêm kế toán công ty DVD), Đào Xuân Hưởng (nguyên thành viên HĐQT công ty DVD, Tổng giám đốc công ty cổ phần liên doanh LiLi of France). Cùng ngồi ghế bị cáo nhưng bị truy tố ở khung hình phạt thấp hơn là những nhân viên thân cận khác của 3 bị cáo: Lương Thị Thùy, Hoàng Thị Nhung, Hoa Triệu Long và Nguyễn Thị Chinh.

Bị cáo Lê Văn Dũng (SN 1972 quê gốc Thanh Hóa) khi bị bắt đang là Chủ tịch kiêm TGĐ công ty DVD. Công ty DVD có hàng loạt công ty con hoạt động trong ngành dược và đều dưới sự chỉ đạo của Dũng.

nên tháng 12/2011, vị Tổng giám đốc quyền cao chức trọng này "ngã ngựa", bị TAND TP. Hà Nội xử 4 năm tù về tội thao túng giá chứng khoán.

Dũng và các đồng phạm tại tòa.

Theo cơ quan công tố, từ đầu năm 2010, Dũng đã chỉ đạo Vân làm giả giấy tờ, vay của Ngân hàng An Bình (ABB) hơn 50 tỷ đồng. Sau đó, Vân còn làm một số giấy tờ giả mạo khác để vay của Ngân hàng Tiên Phong hơn 80 tỷ đồng.

Cơ quan tố tụng cáo buộc, khoảng tháng 3/2010, Cao Hồng Vân, lúc đó là Phó tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng công ty DVD (trụ sở tại số 11 Huỳnh Văn Bánh, phường 11, Q.Phú Nhuận, TP HCM) báo cáo Lê Văn Dũng là công ty cần tiền để đáo hạn cho khoản vay 100 tỷ đồng tại ABB. Chưa có tiền đáo hạn, Dũng đã chỉ đạo Vân dùng số cổ phiếu của Dũng và Đào Xuân Hưởng đang lưu ký tại Công ty chứng khoán Bảo Việt – Sài Gòn thế chấp ABB lấy tiền đáo hạn khoản vay.

Theo đàm phán, để cho Hưởng vay 21 tỷ đồng, anh ta sẽ phải bảo đảm cầm cố 450.000 cổ phần Viễn Đông (mã giao dịch DVD) đang lưu ký tại công ty CP chứng khoán Bảo Việt. Tương tự, để cho Dũng vay 30 tỷ đồng, ngân hàng cũng sẽ lấy hơn 600.000 cổ phiếu DVD của tổng giám đốc.

Ngoài những cổ phiếu mang ra đảm bảo, theo cán bộ tín dụng, để được giải ngân khoản vay của Hưởng và Dũng góp vốn vào Công ty DVD, hồ sơ cần có các thủ tục tài liệu gồm: Biên bản họp HĐQT công ty DVD về việc đồng ý nhận góp vốn của Hưởng và Dũng; Hợp đồng góp vốn, phụ lục hợp đồng gốp vốn được ký giữa đại diện công ty DVD với Hưởng và Dũng, và tài khoản tiền vay cá nhân của hai người này tại Ngân hàng ABB.

Khi được cán bộ tín dụng của ABB hướng dẫn, Cao Hồng Vân đã làm giả mọi giấy tờ cần thiết với chữ ký của Hưởng là giả mạo. Do không biết các tài liệu là giả, ABB đã giải ngân cho Lê Văn Dũng 34 tỷ đồng, Đào Xuân Hưởng 27 vay tỷ đồng. Sau đó số tiền này được chuyển vào tài khoản của công ty DVD và được ABB thu nợ gốc cho khoản vay trước đó của DVD.

Trước tòa, bị cáo Vân cho rằng chị ta chỉ thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Dũng nên Vân đã tìm mọi cách để vay được tiền. Vân thừa nhận đã ký giả chữ của Hưởng theo ý Dũng để vay ABB.

Ngược lại với lời trình bày của Vân, Dũng phủ nhận vai trò chỉ đạo của mình. Theo bị cáo, vì Vân là kế toán trưởng nên đã ủy quyền hoàn toàn trong tất cả hoạt động liên quan tới đáo hạn ngân hàng. Dũng không thừa nhận đã chỉ đạo Vân giả chữ ký của Hưởng để vay tiền. Ngoài số tiền vay ABB, Dũng cũng phủ nhận mọi việc liên quan tới khoản vay ở ngân hàng Tiên Phong "Bị cáo không biết, không chỉ đạo gì", lời Dũng.

Liên quan tới việc Vân làm giả chữ ký của mình trong mọi giấy tờ liên quan tới ABB, Đào Xuân Hưởng nói mình hoàn toàn không biết. "Thông tin cá nhân của tôi bị người ta lấy cắp từ hộ chiếu đã hết hạn để mở tài khoản ngân hàng. Tôi không biết về khoản vay 21 tỷ đồng mang tên mình cho tới khi bị cáo Dũng bị bắt, lời Hưởng.

Sau khi đã vay ABB số tiền hơn 50 tỷ đồng, khoảng tháng 7/2010, Vân báo cáo Dũng biết tới tháng 9/2010 sẽ lại phải đáo nợ tại ABB. Dũng gọi cho một cán bộc của ngân hàng Tiên Phong tại Hà Nội hỏi việc vay vốn. Lần này, Dũng đề nghị vay cho công ty con của mình là công ty LOF, chuyên sản xuất, kinh doanh dược phẩm.

Liên quan tới khoản vay này, Hưởng là người ký những hợp đồng quan trọng. Ngoài chữ ký của Hưởng, một số đồng phạm khác dưới quyền của nhóm Dũng, Vân, Hưởng đã làm giả 18 hóa đơn giá trị gia tăng để qua mặt ngân hàng Tiên Phong, khiến họ đã giải nhân cho công ty LOF với số tiền hơn 83 tỷ đồng.

Cơ quan tố tụng kết luận, Dũng là chủ mưu trong cả 2 lần giả mạo giấy tờ để vay tổng cộng hơn 144 tỷ của 2 ngân hàng. Thế nhưng, trước tòa, Dũng, Vân và Hưởng đều phủ nhận và đổ lỗi cho nhau. Chủ tọa đã tuyên trả hồ sơ, điều tra bổ sung để làm rõ vụ án.

Nhật mai

Theo Infonet

Nhật mai

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm