Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những đạo diễn 'nhà giàu' của điện ảnh Châu Á

Đầu tháng 3 vừa qua, các báo điện tử Trung Quốc đã đồng loạt công bố danh sách “10 đạo diễn người Hoa có thu nhập cao nhất”, người dẫn đầu bảng xếp hạng là đạo diễn Trương Nghệ Mưu, với thu nhập 100 triệu nhân dân tệ/năm. Kèm theo bảng xếp hạng là bài viết phân tích về sở trường, phong cách làm phim và sức ảnh hưởng của một số đạo diễn trên màn ảnh Hoa ngữ.

Những đạo diễn ""nhà giàu"" của điện ảnh Châu Á

Đầu tháng 3 vừa qua, các báo điện tử Trung Quốc đã đồng loạt công bố danh sách “10 đạo diễn người Hoa có thu nhập cao nhất”, người dẫn đầu bảng xếp hạng là đạo diễn Trương Nghệ Mưu, với thu nhập 100 triệu nhân dân tệ/năm. Kèm theo bảng xếp hạng là bài viết phân tích về sở trường, phong cách làm phim và sức ảnh hưởng của một số đạo diễn trên màn ảnh Hoa ngữ.

Đạo diễn TRƯƠNG NGHỆ MƯU
Thu nhập trung bình: 100 triệu nhân dân tệ/năm

Những đạo diễn ``nhà giàu`` của điện ảnh Châu Á

Sự nghiệp của đạo diễn Trương Nghệ Mưu là câu chuyện truyền kỳ trong ngành điện ảnh Trung Quốc, từ một nông dân chân lấm tay bùn, ông vươn lên đổi đời từ trong một xí nghiệp may, sau đó là trở thành đạo diễn nổi tiếng quốc tế. Trong các tác phẩm của đạo diễn Trương, dù là phim có bối cảnh xã hội phong kiến hay nông thôn, như Đèn lồng đỏ treo cao, Thu Cúc đi kiện, Chèo chèo chèo, chèo đến cây cầu bên bà ngoại... hoặc thời cổ đại, như Người hùng, Giữa muôn trùng vây... đều được các nhà phê bình phim trong và ngoài nước dành cho nhiều lời khen về giá trị nghệ thuật và tính nhân văn sâu sắc mà ông gửi gắm trong từng cảnh quay.

Đạo diễn Trương Nghệ Mưu cho biết, ông làm phim theo cảm hứng, và thích theo đuổi một cái gì đó không giống với mọi người. Có thể, đây chính là bí quyết giúp ông chế biến ra những “món ăn tinh thần” có mùi vị phong phú và đa dạng. Mặc dù, vào thập niên 90 có thời gian dài thị trường phim ảnh Trung Quốc tụt dốc thậm tệ, nhưng các bộ phim của đạo diễn Trương luôn giữ kỷ lục doanh thu phòng vé. Hơn 20 năm làm phim, đạo diễn Trương Nghệ Mưu chưa từng phải lo lắng đến vấn đề kinh phí, đó là điều khiến ông cảm thấy tự hào.

Đạo diễn VƯƠNG GIA VỆ
Thu nhập trung bình: 70 triệu nhân dân tệ/năm

Những đạo diễn ``nhà giàu`` của điện ảnh Châu Á

Đạo diễn Vương Gia Vệ sở trường làm phim tình cảm, tâm lý xã hội: A Phi chính truyện, Hạnh phúc bên nhau, Tâm trạng khi yêu, 2046... Khi xem phim, khán giả dễ dàng nhận thấy số phận của mỗi nhân vật là một chuyện kể cảm động, nhưng rất đời thường. Dưới lăng kính của đạo diễn Vương, những con người bình thường trong xã hội như những hạt cát nhỏ nhoi trên sa mạc, họ sống không có lý tưởng, mục tiêu, hay nói cách khác: họ luôn sống khép mình trong thế giới riêng. Thể loại phim tâm lý rất khô khan và kén người xem, nhưng phim tâm lý “đóng dấu ấn” của đạo diễn Vương Gia Vệ luôn có một sức hút khán giả mãnh liệt, vì mỗi tác phẩm luôn đọng lại trong lòng người xem những điều bất ngờ mà mình chưa biết về thế giới xung quanh, hay có những chuyện xảy ra rất gần gũi, nhưng vì cuộc sống hối hả khiến ta quên nhìn lại mà ngẫm suy.

Đạo diễn TRẦN KHẢI CA
Thu nhập trung bình: 60 triệu nhân dân tệ/năm

Những đạo diễn ``nhà giàu`` của điện ảnh Châu Á

Các bộ phim của đạo diễn Trần Khải Ca thường bị khán giả chê nhiều hơn khen, điển hình gần đây là phim Vô cực, nhưng tại sao ông vẫn được các nhà phê bình phim tán thưởng? Đấy là do ông có tài sáng tạo, không đi theo lối kể chuyện truyền thống, mà dùng thơ ca để thể hiện trí tưởng tượng từ những điều mà ta có thể “giả sử”, “nếu”, nhằm làm nổi bật tính thẩm mỹ, tạo ra phong cách làm phim riêng cho mình. Thế nhưng, các tác phẩm của ông thường thiêng về việc thỏa mãn nhãn quan của người xem, nên lắm lúc xa rời thực tế. Chính vì cách làm phim đi ngược truyền thống, văn hóa và thói quen thưởng thức nghệ thuật của khán giả Trung Quốc, đã đẩy ông xa dần người xem.

Đạo diễn PHÙNG TIỂU CƯƠNG
Thu nhập trong năm: 50 triệu nhân dân tệ/năm

Những đạo diễn ``nhà giàu`` của điện ảnh Châu Á

Nhắc đến cái tên Phùng Tiểu Cương, ngoài danh tiếng của một đạo diễn sở trường làm phim hài, khán giả còn nhớ đến ông trong vai trò một diễn viên xuất sắc. Những năm cuối thập niên 90, thị trường điện ảnh Trung Quốc ế ẩm, tên tuổi đạo diễn Phùng Tiểu Cương vẫn là một trong những “kim bài” trấn giữ doanh thu phòng vé. Những bộ phim hài của đạo diễn Phùng Tiểu Cương , như: Điện thoại di động, Thế giới không trộm cắp... đều khiến người xem cười nghiêng ngả, nhưng sau tiếng cười đã đời ấy, khán giả không khỏi suy ngẫm về những điều mà ông đã gởi gắm trong những thước phim của mình.

Đạo diễn ĐỖ KỲ PHONG
Thu nhập trong năm: 50 triệu nhân dân tệ/năm

Những đạo diễn ``nhà giàu`` của điện ảnh Châu Á

Với phong cách làm phim không ngừng sáng tạo ra cái mới, cùng với thái độ nghiêm túc đối với điện ảnh, đạo diễn Đỗ Kỳ Phong luôn tạo được thế cân bằng giữa yếu tố thương mại và nghệ thuật trong phim của mình, vừa có sức lôi kéo khán giả đến rạp vừa đáp ứng được các yêu cầu nghệ thuật trong các cuộc Liên hoan phim, điển hình là năm nay, đạo diễn Đỗ có đến 2 bộ phim Xã hội đen II – Dĩ hòa vi quíPhóng trục cùng được đề cử tranh giải tại LHP Kim Tượng – Hong Kong 2007. Với uy tín làm phim của ĐD Đỗ Kỳ Phong, các bộ phim do Công ty điện ảnh Ngân Hà của ông sản xuất luôn thắng lớn về doanh thu.

Đạo diễn LƯU VỸ CƯỜNG
Thu nhập trong năm: 45 triệu nhân dân tệ/năm

Những đạo diễn ``nhà giàu`` của điện ảnh Châu Á

Đạo diễn Lưu Vỹ Cường chính là cha đẻ của serial phim Điệp vụ nội gián (Vô gian đạo) từng làm mưa làm gió trên màn ảnh rộng châu Á, và đã gặt hái được nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim, tiêu biểu là tại LHP Kim Tượng – Hong Kong lần thứ 22, Điệp vụ nội gián đã giành được 7 giải thưởng quan trọng. Thành công vang dội đó đã đưa đạo diễn Lưu Vỹ Cường trở thành “Tân trạng nguyên” trong ngành điện ảnh Hong Kong trong những năm gần đây. Trước đó, ông từng đạo diễn cho các bộ phim ăn khách: Phong vân, Trung Hoa anh hùng, Thằng láu cá... nhưng những bộ phim ấy chưa thể đưa tên tuổi ông lên đỉnh cao như Điệp vụ nội gián.

10 đạo diễn Hoa ngữ có thu nhập cao nhất

1. Trương Nghệ Mưu (Trung Quốc)
2. Lý An (Đài Loan)
3 Ngô Vũ Sâm (Hong Kong)
4. Vương Gia Vệ (Hong Kong)
5. Trần Khải Ca (Trung Quốc)
6. Phùng Tiểu Cương (Trung Quốc)
7. Từ Khắc (Hong Kong)
8. Hà Bình (Trung Quốc)
9. Đỗ Kỳ Phong (Hong Kong)
10. Lưu Vỹ Cường (Trung Quốc)

Theo TGDA

Theo TGDA

Bạn có thể quan tâm