1. Kích thước các bộ phận cơ thể thay đổi
Theo Boldsky, khi mang thai, tim của bạn thực sự thay đổi về kích thước. Bào thai khiến kích thước tử cung lớn dần lên, đồng thời kéo dãn khung xương sườn, lồng ngực của mẹ bầu. Điều này dẫn đến các bộ phận cơ thể khác như bàn chân, tay… cũng thay đổi kích thước.
2. Xương của mẹ bầu mềm đi
Cơ thể phụ nữ có thai sản sinh ra hormone relaxin để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Hormone này làm mềm xương và dây chằng của người mẹ giúp em bé có thể dễ dàng chui qua xương chậu.
3. Tóc dày hơn
Hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ mang thai có nồng độ cao hơn. Nó thúc đầy sự móc tóc và ngăn rụng tóc ở phụ nữ. Đối với nhiều phụ nữ, thai kỳ chính là lúc họ có mái tóc đẹp nhất. Tuy nhiên, sau khi sinh nở, hiện tượng rụng tóc có thể trở lại và nghiêm trọng hơn do sự tụt giảm hormone.
4. Nhạy cảm với mùi
Phụ nữ có thai có thể rất nhạy cảm với mùi, nhất là mùi thực phẩm. Đây là một hiện tượng phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Sự nhạy cảm với mùi tăng giúp mẹ bầu nhận biết và tránh những loại thức ăn không hợp vệ sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự tăng cao hormone estrogen và HCG.
5. Chảy máu cam
Hiện tượng chảy máu cam khi mang thai diễn ra thường xuyên và hoàn toàn bình thường. Các mạch máu trong mũi mở rộng hơn, chúng phải chịu áp lực lớn nên dễ vỡ hơn. Chảy máu cam nói chung là vô hại cho thai phụ, chúng chỉ gây bất tiện và khó chịu. Nguy cơ chảy máu cam gia tăng khi bạn bị cảm lạnh, viêm xoang, dị ứng, màng mũi bên trong bị khô - đặc biệt khi bạn làm việc trong môi trường máy lạnh, khoang máy bay, hay môi trường thiếu độ ẩm. Chấn thương hoặc các bệnh như đông máu cũng gây nguy cơ chảy máu cam cao.