Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Nhiễm khuẩn do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện đa dạng, dễ lây lan và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.

Trẻ sốt cao có thể là biểu hiện khi mắc bệnh não mô cầu. Ảnh: Atsoutpatientrehab.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), tác nhân gây bệnh viêm não mô cầu là vi khuẩn Neisseria meningitidis. Bệnh thường xuất hiện rải rác nhưng cũng dễ bùng phát thành dịch tại các môi trường đông người như nhà trẻ, khu tập thể, khu công nghiệp có điều kiện vệ sinh kém.

Não mô cầu có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc gần với bệnh nhân hoặc người mang vi khuẩn nhưng không có triệu chứng. Trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi và thanh thiếu niên trong độ tuổi 14-20 có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Ở người trên 20 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn.

Hai thể bệnh thường gặp nhất là nhiễm trùng huyết và viêm màng não mủ. Thời gian ủ bệnh kéo dài 1-10 ngày (trung bình 5-7 ngày).

Ở thể nhiễm trùng huyết, bệnh có thể diễn tiến nhanh từ tối cấp đến mạn tính. Phổ biến nhất là thể cấp tính với khởi phát đột ngột. Một số trường hợp có thể trải qua triệu chứng giống cúm như mệt mỏi, đau họng, ho, nhức đầu trước khi bệnh bùng phát.

Các biểu hiện điển hình như sốt cao 39-40°C, ớn lạnh, rét run, nhức đầu dữ dội, nôn ói, đau cơ và khớp, thở nhanh, tụt huyết áp. Đặc biệt, khoảng 75% trường hợp xuất hiện tử ban sau sốt 1-2 ngày.

Ở thể viêm màng não, bệnh nhân thường khởi phát sau viêm mũi họng hoặc xuất hiện ngay các triệu chứng thần kinh như sốt cao đột ngột 39-40°C, đau đầu dữ dội, nôn vọt, lú lẫn, hoảng loạn, co giật, hôn mê nếu không điều trị kịp thời.

Để phòng bệnh, bác sĩ Tiến khuyến cáo người dân nên

  • Duy trì vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên, đánh răng, súc miệng hàng ngày.
  • Điều trị dứt điểm các ổ viêm nhiễm vùng họng.
  • Giữ gìn môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.
  • Tiêm vaccine phòng ngừa não mô cầu.

Khi có ca bệnh xuất hiện, người dân cần đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh và thực hiện phun xịt hóa chất diệt khuẩn tại khu vực ổ dịch.

Hồi ký "Hồng Sơn 'Công Chúa' - Quái kiệt sân cỏ trong màu áo lính" kể chuyện đời, chuyện nghề thăng trầm nhiều vinh quang nhưng cũng lắm thách thức của cầu thủ vàng làng bóng đá Việt Nam.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh lao vú

Lao vú là bệnh lý hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, đòi hỏi điều trị kịp thời và đúng cách. Việc nhận thức đầy đủ về bệnh sẽ giúp phát hiện và điều trị hiệu quả.

TP.HCM triển khai 20 xe máy cấp cứu, 64 xe cứu thương cho lễ 30/4

TP.HCM huy động mạng lưới cấp cứu ngoại viện, gồm 20 xe cấp cứu 2 bánh và 64 xe cứu thương sẵn sàng ứng trực phục vụ lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Người mắc bệnh mạn tính có nên tiêm vaccine cúm?

Với người mắc bệnh mạn tính, các triệu chứng của bệnh cúm có thể nặng nề hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm