Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những đề thi mang hơi thở cuộc sống

Những thần tượng của giới trẻ như Hoài Lâm, Sơn Tùng M TP, Ánh Viên... lần lượt xuất hiện trong đề thi. Xu hướng ra đề mở, cập nhật tính thời sự được nhiều học sinh ủng hộ.

Trong đề thi thử đại học, câu hỏi nghị luận về lòng yêu nước, dành cho học sinh khối D có hình ảnh nam ca sĩ Hoài Lâm. Đề thi hỏi: “Nam ca sĩ này đã trở nên xuất thần khi hóa thân vào vai cố nghệ sĩ cải lương Thanh Nga và Thanh Sang trong vở tuồng kinh điển Tiếng trống Mê Linh… Bao nhiêu người đã khóc. Khóc vì nghĩ đến Thanh Nga, vì bộ môn nghệ thuật vẫn không bị mai một… Không khí ấy, con người ấy khiến cho anh/chị mở ra một góc nhìn như thế nào về lòng tự hào dân tộc của con người Việt Nam?”. Xem chi tiết.

Ngày 24/4, đề thi môn Ngữ văn khảo sát lớp 9 của trường THCS Thị trấn Diêm Điền, Thái Thụy viết: “Trong bài hát Thái Bình mồ hôi rơi của nam ca sĩ Sơn Tùng MTP có câu: 'Chạy theo đam mê, con sợ con quên đi quê hương. Quên mất một điều tuyệt vời, con mãi là người con Thái Bình, là con bố mẹ'. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ câu hát”. Xem chi tiết

Năm 2015, nhiều đề thi có câu hỏi về nữ vận động viên bơi lội xuất sắc Ánh Viên. Ngày 15/6, Sở GD&ĐT Vũng Tàu đưa Ánh Viên vào đề thi lớp 10 với trích đoạn: “Tối 11/6, khép lại ngày thi đấu cuối cùng của môn bơi, Nguyễn Thị Ánh Viên tiếp tục thi đấu xuất sắc khi giành huy chương vàng 200 m bơi ếch. Đây là huy chương vàng thứ 8 của kình ngư số một Việt Nam ở SEA Games 28. Đây cũng là chiếc huy chương vàng thứ 9 của Đoàn Thể thao Việt Nam trong ngày”. Xem chi tiết.

TS Trịnh Thu Tuyết, giáo viên trường THPT Chu Văn An, Hà Nội đã đưa vào đề thi Ngữ văn hình tượng Vũ Xuân Tiến, Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông và Bphone trong ngày 31/5: “Bên cạnh sự ngưỡng mộ, động viên của đông đảo cộng đồng xã hội, họ còn phải nhận những lời chê bai, mạt sát thậm tệ của bộ phận không nhỏ người Việt, đặc biệt trên các mạng xã hội. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng trên”. Xem chi tiết.

Ngày 21/6/2014, đề thi Ngữ văn vào lớp 10 ở TP HCM có đoạn: “Theo dõi tình hình tin tức về Biển Đông và những hành động thiết thực của nhân dân ta hướng về Trường Sa, ta rút ra bài học về việc thể hiện lòng yêu nước một cách đúng đắn”. Xem chi tiết.

Ngày 7/12, thầy Đỗ Đức Anh - giáo viên bộ môn Văn, THPT Bùi Thị Xuân, TP HCM ra đề thi về vụ khủng bố ở Paris như sau: “Khi được hỏi về chuyện xảy ra ở Paris, cậu bé hồn nhiên cho biết, đó là do những người độc ác gây ra. Cậu bé còn nói cần phải chuyển nhà vì người độc ác có súng, có thể bắn chết người. Người bố ở bên cạnh dịu dàng trấn an con trai đừng nên lo lắng, sau đó còn dạy cậu bé: “Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng. Bày tỏ suy nghị của anh/chị về câu nói của người bố trong bản tin trên". Xem chi tiết. 

Đề thi của cô Nguyễn Thị Lâm – giáo viên trường THPT Trần Đại Nghĩa TP HCM lấy cảm hứng từ bức ảnh của nhà báo Ngô Trần Hải An chụp cảnh người mẹ dắt con đi trong mưa: “Bức ảnh dưới đây gợi cho em những suy nghĩ gì? Hãy chọn một vấn đề mà em thấy quan tâm nhất trong số đó và viết bài văn bàn luận về vấn đề ấy". Xem chi tiết.

“Nhiều người đã quyết vào trong bằng cách trèo qua hàng rào sắt bất chấp nguy hiểm cho bản thân. Lực lượng an ninh quá mỏng so với biển người đang xuất hiện tại đây, khiến việc ngăn cản người dân vượt rào vào trong gặp nhiều khó khăn. Đoạn văn trên gợi cho anh chị suy nghĩ gì về lối ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận người Việt hiện nay?”. Xem thêm tại đây. 

Những phát ngôn ấn tượng về giáo dục năm 2015

Những sự kiện tiêu biểu của giáo dục trong năm qua được khắc họa qua hàng loạt phát ngôn ấn tượng.


Phượng Nguyễn - Quyên Quyên

Bạn có thể quan tâm