Machu Picchu, Peru: Thành phố bị mất tích của người Inca rơi vào tình trạng đáng báo động do ảnh hưởng của du lịch, cùng việc khai thác gỗ và quản lý chất thải yếu kém. Khói xe, quá nhiều người đi lại ở khu di tích khiến cho đền đài và các kết cấu có nguy cơ sụp. Địa danh này mỗi ngày đón gần 2.500 du khách, trong khi công trình được xây dựng vào thế kỷ 15 để phục vụ cho dân số không quá 800 người. Ảnh: Daily Mail. |
Omori, Nhật Bản: Thị trấn buồn tẻ ở Nhật Bản này từng được coi là không có giá trị nổi bật. Nhưng sau cuộc vận động hành lang mạnh mẽ của chính quyền Nhật Bản, Omori được ghi nhận là Di sản Thế giới vào năm 2007. Một năm sau, gần 1 triệu du khách đổ đến đây, khuấy đảo cuộc sống lặng lẽ vốn có của thị trấn. Một địa danh gây tranh cãi khác được bổ sung vào danh sách của UNESCO là các nhà máy và khu mỏ trong cuộc cách mạng công nghiệp Meiji. Hàng nghìn người Hàn Quốc, Trung Quốc và các tù nhân quân đồng minh trong chiến tranh bị buộc phải lao động ở đây. Ảnh: kankou-shimane. |
Lệ Giang, Trung Quốc: Thị trấn cổ 800 năm tuổi ở Vân Nam được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1997, và ngày nay là một trong những điểm hút khách du lịch hàng đầu nước này. Làn sóng những người có tiền và kỹ năng tràn vào, khiến người bản địa có cảm giác như đang bị mất đi thị trấn. Số lượng du khách hàng năm từ con số 150.000 trước kia tăng vọt lên 16 triệu vào năm ngoái. Nhiều ngôi nhà cổ được làm lại sau trận động đất năm 1996 phá hủy 1/3 thị trấn. Ảnh: Jod. |
Mont Saint-Michel, Pháp: Hòn đảo nhỏ nổi tiếng với tu viện dòng Benedict, một trong những tiêu biểu cho kiến trúc Pháp và là điểm hành hương thời Trung cổ. Công trình kiến trúc độc đáo này phải mất khoảng 800 năm để hoàn thành. Trải qua nhiều biến đổi, nơi đây từng được sử dụng làm nhà tù trong cách mạng Pháp. Với dân số vỏn vẹn 50 người trên diện tích 100 ha, hòn đảo giờ đây đón 2,8 triệu lượt khách mỗi năm. Kéo theo đó là hàng loạt các quán cà phê, nhà hàng, cửa hiệu, khách sạn mọc lên khiến hòn đảo trở nên quá tải. Ảnh: AP. |