Cá chứa nhiều chất nào có lợi cho sức khỏe?
Theo Eat This, Not That, cá là thực phẩm dạng protein nạc và axit béo omega 3 lành mạnh. Omega-3 đóng vai trò thiết yếu trong não và được chứng minh làm giảm viêm, nguy cơ bệnh tim, có lợi cho sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ. Protein là chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu giúp hỗ trợ tăng trưởng và sửa chữa cơ bắp, tăng cảm giác no và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. |
Ăn cá sống, tái, chưa chín kỹ có thể bị nhiễm:
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cá sống dưới nước, ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố, vi sinh vật hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Vì vậy, bạn không nên ăn cá sống, tái như các món gỏi để phòng ngừa nhiễm bệnh. |
Bộ phận nào của cá chứa nhiều chất bẩn nhất?
Ruột cá là bộ phận bẩn nhất. Ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác. Ngoài ra, theo đại tá, bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), ruột cá có thể chứa các chất độc hại như thủy ngân và PCB, vì vậy cũng nên tránh ăn, đặc biệt là người có sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai. |
Ăn bộ phận nào của cá có thể gây trúng độc, sốc nhiễm khuẩn?
Mật cá cung cấp men, enzyme, nhưng cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Ăn mật cá có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp. Nhiều người lấy mật cá ủ rượu như mật cá trắm, rất nguy hiểm, có thể khiến ảnh hưởng đến tính mạng. |
Đang uống thuốc ho, kháng sinh không nên ăn cá?
Theo WebMD, người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển, để tránh bị dị ứng. Cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều có thể gây dị ứng, không có lợi cho sức khoẻ. Sử dụng thuốc ho hay các thuốc kháng sinh liều cao cũng không nên ăn cá vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. |
Người có các vấn đề gì nghiêm trọng cần tránh ăn cá?
Thượng úy, thạc sĩ, bác sĩ Bùi Thị Duyên, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), cho biết thực phẩm nhóm cá có hàm lượng protein phong phú, hấp thụ quá nhiều sẽ tăng thêm gánh nặng cho gan, thận. Người có chức năng gan, thận bị tổn hại nghiêm trọng thì nên ăn cá theo định lượng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. |
Ăn cá với món này có thể gây dị ứng, nhiễm trùng da:
Theo India Times, ăn sữa, sữa đông hoặc các sản phẩm từ sữa khác với cá có thể gây khó chịu về tiêu hóa, đầy hơi, đau bụng và thậm chí dẫn đến nhiễm trùng da và dị ứng. Sự kết hợp giữa sữa và cá có thể làm rối loạn quá trình tiêu hóa do hàm lượng protein cao và các hợp chất có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. |
Dấu hiệu nhận biết cá bị ươn:
Thượng úy, ThS.BS Bùi Thị Duyên, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), cho biết cá bị ươn có màu sắc tối dần, nhớt cá bị vón cục, độ nhớt giảm, đục, mùi chua thối. Đối với cá có vẩy thì vẩy tróc khỏi da. Với cá không vẩy thì màu sắc của cơ lưng thường chuyển sang nâu hoặc đỏ. Cá bị ươn có miệng mang há dần, mang chuyển sang màu xẩm đen, hoặc đen, mùi hôi. |
Bệnh của thời thức ăn tiện lợi
Qua 400 trang sách, bác sĩ Robert H.Lustig đã chỉ ra nguy cơ các bệnh con người có thể mắc phải trong bối cảnh thực ăn nhanh, đồ đóng hộp lên ngôi. Trong đó, Lustig nhấn mạnh rằng thực phẩm tiện lợi được sản xuất hàng loạt chính là sát thủ âm thầm.