Bảo dưỡng đồng hồ giúp cho chúng hoạt động bền bỉ và hiệu quả hơn. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels. |
Đồng hồ nên được bảo dưỡng thường xuyên vì nhiều lý do khác nhau. Đầu tiên, bộ chuyển động cần bôi trơn để vận hành hiệu quả. Thêm vào đó, khả năng chống nước của chúng cũng nên được kiểm tra. Nguyên nhân là hơi ẩm có thể xâm nhập vào bên trong khiến các bộ phận dễ rỉ sét hơn.
Ngoài ra, linh kiện thay thế khá đắt đỏ. Bằng cách bảo dưỡng định kỳ, người dùng sẽ tránh được việc phải sửa chữa phức tạp và tốn kém trong tương lai, theo La Patiala.
Bảo dưỡng toàn bộ thường yêu cầu tháo gỡ mọi bộ phận của đồng hồ. Ảnh minh họa: Tima Miroshnichenko/Pexels. |
Phân loại bảo dưỡng
Thực tế có hai loại dịch vụ bảo dưỡng đồng hồ chính. Đầu tiên là kiểm tra đơn giản vốn được nhiều nhà bán lẻ phục vụ miễn phí. Mọi người nên cố gắng làm điều này mỗi năm một lần.
Thông thường, đồng hồ sẽ được kiểm tra dây đeo, khả năng chống nước và từ tính cũng như sửa chữa là làm sạch các chốt hay ốc vít bị lỏng.
Chúng ta hoàn toàn có thể chờ đợi trong khi kỹ thuật viên thực hiện toàn bộ quá trình bảo dưỡng đơn giản này. Nếu họ phát hiện sự cố phức tạp, mọi người có thể lên lịch sửa chữa vào một ngày khác.
Dịch vụ bảo dưỡng thứ hai chuyên sâu và sẽ yêu cầu bóc tách đồng hồ. Quá trình này có thể được gọi là đại tu máy móc (complete overhaul) hoặc bảo dưỡng dưỡng toàn bộ (complete service).
Người thợ sửa đồng hồ sẽ tháo rời bộ chuyển động và làm sạch từng bộ phận. Bộ vỏ, dây đeo và khóa kim loại cũng sẽ được làm sạch kỹ càng. Sau đó, họ sẽ lắp ráp lại toàn bộ đồng thời kiểm tra độ chính xác và thực hiện những điều chỉnh cần thiết.
Khi đặt bộ chuyển động trở lại trong đồng hồ, người thợ sẽ kiểm tra biên độ, độ chính xác và khả năng chống nước của chúng. Nếu đồng hồ làm từ bằng vàng trắng, họ có thể mạ thêm rhodium để tăng thêm độ bóng. Cuối cùng, đồng hồ sẽ được bôi trơn để đảm bảo bộ máy hoạt động trơn tru.
Đồng hồ đeo tay nên được đưa đi bảo hành mỗi 5 năm. Ảnh minh họa: Mister Mister/Pexels. |
Tần suất bảo dưỡng
Mỗi thương hiệu có hình thức bảo hành tiêu chuẩn khác nhau. Thông thường, Rolex gợi ý bảo dưỡng sau mỗi 10 năm cho phân khúc cao cấp trong khi những hãng khác có thể đề xuất 5 năm.
Người dùng nên lưu ý rằng càng trì hoãn bảo hành, đồng hồ sẽ càng phải sửa chữa nghiêm trọng, tốn kém và mất thời gian hơn. Một nguyên tắc nhỏ đáng tham khảo là tùy thuộc vào tần suất sử dụng, chúng ta nên đem đồng hồ đi bảo dưỡng mỗi 5 năm.
Trong trường hợp mua đồng hồ từ phiên đấu giá, người mua nên kiểm tra và sửa chữa chúng ngay lập tức ở cửa hàng thương hiệu gốc hoặc các đại lý chính hãng được ủy quyền.
Ngoài ra, quá trình bảo dưỡng có thể mất khoảng từ 1-6 tháng hoặc lâu hơn nếu trung tâm bảo hành kín lịch. Điều này có thể khiến nhiều người trì hoãn bảo dưỡng đồng hồ cho đến khi thực sự cần thiết. Tuy nhiên, quyết định này thực chất có thể phản tác dụng. Nguyên nhân là việc sửa chữa sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn so với bảo trì tiêu chuẩn.
Người dùng nên tìm những cơ sở uy tín và chính hãng để bảo dưỡng đồng hồ. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels. |
Chi phí và địa điểm bảo dưỡng
Nếu đồng hồ vẫn còn hạn bảo hành, mọi người có thể gửi lại cho nhà sản xuất để được bảo dưỡng cẩn thận. Chúng ta cũng có thể mang chúng trở lại cửa hàng bán lẻ mình mua ban đầu nếu họ có thợ đồng hồ chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu này.
Thêm vào đó, người dùng cần đảm bảo đem đồng hồ đến những đại lý được ủy quyền hoặc nhà bán chính hãng để được sửa chữa đúng cách.
Chi phí bảo dưỡng đồng hồ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta thường phải chi khoảng 500-2.000 USD cho những cỗ máy thời gian phức tạp. Số tiền này chưa tính trường hợp đồng hồ cần thay thế một hay nhiều bộ phận.
Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm
Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.