Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những điều cần biết về virus RSV

RSV lây lan qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn do người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc gián tiếp với bề mặt các đồ vật có chứa virus (quần áo, đồ chơi, vật dụng) rồi đưa vào mắt, mũi, miệng.

RSV là virus hợp bào hô hấp, gây nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Ảnh: NIH.

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân phổ biến gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết ẩm, thay đổi thất thường như tại TP.HCM. Loại virus này có thể diễn tiến nhanh, gây biến chứng nghiêm trọng nếu không được nhận biết và xử trí sớm.

Virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial virus - RSV) là tác nhân chính gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Virus này có vỏ, hình cầu, mang vật liệu di truyền là RNA sợi đơn âm, không phân đoạn. Dựa trên sự khác biệt về kháng nguyên và đặc điểm di truyền, RSV được chia thành hai nhóm chính: RSV-A và RSV-B.

Virus dễ lây, gây tổn thương nặng đường hô hấp

Tại các khu vực có khí hậu ẩm và thay đổi thất thường như TP.HCM, virus RSV có điều kiện phát triển mạnh. Virus này chủ yếu tấn công hệ hô hấp dưới, gây ra hàng loạt triệu chứng như ho, sốt, viêm họng, sổ mũi, nghẹt mũi. Trẻ có thể thở khò khè, thở nhanh, khó thở hoặc có biểu hiện viêm tiểu phế quản, viêm phổi.

Trong nhiều trường hợp, RSV còn gây biến chứng nghiêm trọng như viêm tai giữa, xẹp phổi, tràn khí màng phổi. Các triệu chứng có thể diễn tiến nhanh và nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt ở trẻ dưới 6 tháng tuổi - nhóm có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Virus lây lan qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus như đồ chơi, vật dụng, quần áo... Người khỏe mạnh có thể nhiễm bệnh khi đưa tay dính virus lên mắt, mũi, miệng.

Chưa có vaccine, phòng bệnh vẫn là ưu tiên hàng đầu

Hiện tại, chưa có vaccine phòng virus RSV một cách hiệu quả. Vì vậy, các biện pháp phòng bệnh chủ động vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ nhỏ. Cụ thể:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
  • Vệ sinh mũi họng, đồ chơi, vật dụng cá nhân.
  • Giữ ấm cho trẻ, giúp trẻ thích nghi với thay đổi thời tiết.
  • Đeo khẩu trang khi có triệu chứng hô hấp.
  • Hạn chế đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh.
  • Tăng cường miễn dịch bằng chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Trẻ sơ sinh nên bú mẹ hoàn toàn để nhận kháng thể tự nhiên từ sữa.

Việc nâng cao ý thức phòng bệnh, đặc biệt với trẻ nhỏ và người chăm sóc, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lây lan virus RSV - thủ phạm thầm lặng gây bệnh nặng đường hô hấp ở trẻ em.

Đứa trẻ khỏe mạnh về cảm xúc

Trẻ em không phải sinh ra đã khỏe mạnh về cảm xúc, trẻ phải được tôi luyện. Trẻ cần được nuôi dưỡng và dạy bảo các kỹ năng xác định cảm xúc của mình và thể hiện ra theo cách tích cực, từ đó, trẻ có thể kết nối với những người khác theo cách thông minh về cảm xúc.

Người bệnh sốt xuất huyết nên và không nên ăn gì để nhanh khỏi?

Các loại thực phẩm dạng lỏng như cháo hay súp là lựa chọn lý tưởng cho người bệnh vì chúng không chỉ dễ nuốt mà còn dễ tiêu hóa, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng khi sức khỏe suy giảm.

Dấu hiệu yếu sinh lý ở nam giới

Yếu sinh lý ở nam giới là tình trạng suy giảm chức năng tình dục, ảnh hưởng đến tâm lý, sự tự tin và phong độ của nam giới.

Nhận diện loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết

Tôi được biết sốt xuất huyết là do loài muỗi vằn gây ra. Xin hỏi chúng có đặc điểm gì để nhận dạng? Và có biện pháp gì phòng ngừa không?

Tiểu An

Bạn có thể quan tâm