Bệnh vô sinh ở nam giới là một trong những vấn đề lớn nhất mà nam giới phải đối mặt bởi vì nó gây ra hậu quả rất lớn về mặt tinh thần đàn ông và gia đình, theo Men's Health.
Vô sinh nam là gì?
Vô sinh ở nam giới thường do số lượng tinh trùng thấp (oligospermia) hoặc tinh trùng chết, tinh trùng không thể di chuyển một cách chính xác hoặc đột biến.
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do mất cân bằng nội tiết tố. Nam giới cần đủ lượng testosterone, hormone kích thích nang trứng (FSH), hormone luteinizing (LH) và prolactin để sản xuất được tinh trùng khỏe mạnh. Sự thiếu hụt bất kỳ loại hormone nào cũng có thế dẫn tới vô sinh.
Điều kiện sức khỏe đóng vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản của nam giới, bệnh nhân tiểu đường có thể gặp vấn đề về xuất tinh, do tổn hại dây thần kinh dương vật. Ngoài ra, hội chứng Metabolic kết hợp các bệnh béo phì, huyết áp cao và lượng cholesterol quá cao cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
Khi nào nam giới nên đi khám nam khoa?
Các cặp đôi có quan hệ tình dục liên tục trong 12 tháng mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ nhưng vẫn không có con. Hiện tượng này là dấu hiệu cảnh báo cả 2 nên đi kiểm tra.
Bác sĩ sẽ kiểm tra chất lượng tinh trùng và các đặc điểm sinh lý của nam giới, bao gồm khối u, sẹo, độ cong của dưỡng vật, ống dẫn tinh... để xác định nguyên nhân gây khó có con.
Điều trị vô sinh nam như thế nào?
Y học hiện đại có thể điều trị vô sinh nam bằng nhiều phương pháp. Bác sĩ thường ưu tiên phương pháp điều chỉnh nội tiết tố để tăng sức sản xuất hormone LH, FSH, testosterone, kích thích cơ thể sản xuất tinh trùng bình thường.
Đối với bệnh nhân vô sinh do tiểu đường hoặc hội chứng Metabolic, bác sĩ khuyên họ nên điều trị các bệnh này trước khi điều chỉnh nội tiết. Ngoài ra, bạn cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động tích cực, bỏ thuốc lá và chất kích thích.
Các dị tật vật lý ở cơ quan sinh sản có thể điều chỉnh bằng phương pháp phẫu thuật.
Nếu các phương pháp trên không có tác dụng, bệnh nhân vô sinh nam có thể tìm hy vọng ở phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của phương pháp này không cao.