Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những điều nên và không nên làm khi vừa phát hiện bệnh cúm

Cổ họng khó chịu, đau nhức hay sốt là các dấu hiệu đầu tiên khi bị sốt. Khi có dấu hiệu này, người bệnh nên tránh một số việc để tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu các triệu chứng cúm thuyên giảm nhưng sau đó trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đến khám bác sĩ. Ảnh: Irishmirror.

Theo Healthline, virus cúm ảnh hưởng đến 20% dân số Mỹ hàng năm. Việc nhận ra sớm các triệu chứng để bắt đầu chăm sóc bản thân là điều rất quan trọng.

Trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hoặc những người có các tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch hay hô hấp cần phải nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Những lời khuyên bên dưới không chỉ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bị cúm mà còn giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus cúm sang những người khác trong cộng đồng.

Dấu hiệu của bệnh cúm

Thoạt đầu, rất dễ nhầm lẫn bệnh cúm với cảm lạnh nhẹ. Mặc dù bệnh cúm có nhiều triệu chứng của cảm lạnh thông thường, các triệu chứng của nó thường nghiêm trọng hơn và đến nhanh hơn.

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh cúm bao gồm mệt mỏi, sốt đột ngột (thường trên 38 độ C), ngứa hoặc đau họng, ho, ớn lạnh, đau cơ hoặc toàn cơ thể, sổ mũi. Hãy nhớ rằng sốt thường gặp trong giai đoạn đầu của bệnh cúm, nhưng không phải ai bị cúm cũng sẽ bị sốt.

Những điều nên làm

Nếu bạn nhận thấy mình đang có dấu hiệu của bệnh cúm, hãy làm theo các bước sau:

- Rửa sạch tay thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan của virus. Nên rửa tay khoảng 20 giây với xà phòng và nước trước khi rửa sạch.

- Dùng cánh tay hoặc khăn giấy che lại khi ho và hắt hơi thay vì dùng bàn tay. Bệnh cúm có khả năng lây nhiễm cao và dễ lây lan qua không khí khi bạn ho hoặc hắt hơi.

- Ăn uống khỏe mạnh để tăng cường hệ thống miễn dịch. Mặc dù bạn có thể chán ăn khi ốm nhưng ăn những bữa nhỏ nhiều rau củ và trái cây sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh chống lại virus.

- Bổ sung nhiều chất lỏng đặc biệt là nước, trà, và đồ uống điện giải ít đường. Hãy nhớ tránh rượu và caffeine.

- Mua các vật dụng cần thiết như khăn giấy, thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc thông mũi, thuốc giảm ho, các loại trà yêu thích, trái cây tươi và rau quả để ăn nhẹ khi bạn đang ở nhà. Tuy nhiên, nếu đã cảm thấy ốm, bạn có thể nhờ bạn bè hoặc người thân mua giúp.

- Thông báo với chỗ làm bạn đang bị cúm và phải ở nhà để tránh lây cho đồng nghiệp trong văn phòng.

- Ở nhà và nghỉ ngơi đầy đủ là cách tốt nhất để điều trị cúm.

benh cum thong thuong anh 1

Khi phát hiện bị cúm bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Ảnh: Marca.

Những điều không nên làm

Khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm, hãy tránh làm các điều sau đây:

- Không đi làm hoặc đi học. Bạn có thể bị lây nhiễm một hoặc 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện và vẫn dễ lây lan cho người khác trong vòng 5-7 ngày sau khi bạn bắt đầu cảm thấy ốm.

- Không bắt tay hoặc ôm người khác. Nếu không muốn làm virus lây lan, bạn nên tránh tiếp xúc với người khác hoặc dùng chung đồ ăn thức uống với họ.

- Đừng thúc ép bản thân. Cảm cúm là một bệnh tiến triển, nghĩa là các triệu chứng của bạn sẽ trầm trọng hơn trước khi khỏi bệnh. Vì thế, bạn nên cho cơ thể nghỉ ngơi trong vài ngày đầu tiên sau khi các triệu chứng bắt đầu có thể kéo dài thời gian để bạn hồi phục.

- Tránh xa thực phẩm chế biến và đường vì những thực phẩm này không cung cấp cho bạn nhiều chất dinh dưỡng.

- Bạn có thể ăn ít hơn một chút khi bị cúm, nhưng cơ thể vẫn cần dinh dưỡng và năng lượng để chống lại virus. Súp, sữa chua, trái cây, rau, bột yến mạch và nước dùng đều là lựa chọn tuyệt vời.

- Hạn chế đến nơi đông người vì bệnh cúm rất dễ lây lan.

- Hãy thận trọng với các biện pháp điều trị bằng thảo dược, thực phẩm chức năng chưa được kiểm chứng. Bạn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng hoặc đảm bảo mua chúng từ nguồn có uy tín.

- Không hút thuốc. Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp, hút thuốc lá gây kích ứng phổi, khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Một số người có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm liên quan đến cúm như viêm phổi hoặc viêm phế quản. Theo hướng dẫn của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ (IDSA), những người có nguy cơ cao bao gồm:

- Những người từ 65 tuổi trở lên.

- Trẻ em từ 18 tuổi trở xuống đang dùng thuốc liên quan aspirin hoặc salicylate.

- Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi.

- Những người có tình trạng bệnh mạn tính (chẳng hạn hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim).

- Những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại.

- Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh đến hai tuần.

- Cư dân của viện dưỡng lão và cơ sở chăm sóc dài hạn khác.

Nếu thuộc một trong những loại này, bạn nên đi khám khi có dấu hiệu sớm nhất của bệnh cúm. Bác sĩ có thể quyết định kê đơn thuốc kháng virus. Những loại thuốc này hoạt động tốt nhất khi chúng được dùng trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi các triệu chứng bắt đầu.

Các triệu chứng nghiêm trọng mà người lớn bị bệnh cúm có thể gặp phải là khó thở hoặc thở gấp, tức ngực, sự rối loạn, nôn mửa dữ dội hoặc dai dẳng, chóng mặt đột ngột.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, các triệu chứng cúm khẩn cấp bao gồm khó thở, da xanh, cáu gắt, sốt kèm theo phát ban, không thể ăn hoặc uống, khóc không có nước mắt.

Nếu các triệu chứng thuyên giảm nhưng sau đó trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đến khám bác sĩ. Hầu hết người bệnh sẽ khỏi trong vòng 1-2 tuần.

Một số người sẽ bắt đầu khỏe hơn, nhưng sau đó thấy rằng tình trạng của họ xấu đi nhanh chóng và cơn sốt lại tăng lên. Nếu điều này xảy ra, có thể bạn đã bị biến chứng cúm như viêm phổi, nhiễm trùng tai hoặc viêm phế quản.

Làm thế nào để dự phòng hậu Covid-19 cho trẻ?

Con gái tôi 4 tuổi, có kết quả dương tính với nCoV đã 5 ngày, triệu chứng bệnh rất nhẹ. Tôi nên làm gì để con tránh bị hậu Covid-19?

Nam Giao

Bạn có thể quan tâm