1. Lấn át quyền cha mẹ: Nhiều ông bà luôn cảm thấy cha mẹ trẻ làm chưa tốt, ít nhất chưa được như họ. Họ đánh giá thấp mọi thứ con cái làm, lấn quyền, thể hiện vai trò cha mẹ với cháu. Ông bà không tôn trọng những quy tắc, ranh giới con đặt ra, biến mọi thói quen cha mẹ cố rèn cho trẻ thành mớ hỗn độn. Ảnh: Brightside. |
2. Can thiệp mọi quyết định của cha mẹ: Nếu bố mẹ chồng cho phép cháu xem phim lâu hơn quy định một lần, điều đó có thể chấp nhận được. Nhưng nếu việc này lặp lại nhiều lần, phá hỏng mọi quy tắc đặt ra cho trẻ, bạn cần nói chuyện thẳng thắn để giải quyết vấn đề. Ảnh: Earth. |
3. Khiến con cái cảm thấy tội lỗi để thao túng họ: Một số người muốn thao túng con để họ làm theo ý mình. Nếu vợ hoặc chồng bị cha mẹ thao túng hồi nhỏ, con họ dễ bị ông bà lặp lại phương pháp nuôi dạy tương tự. Kiểu ông bà này thường nói những câu như “Con/cháu không yêu ông/bà nữa rồi”, “Ông/bà cũng chả sống được bao lâu nữa” để ép trẻ và cha mẹ chúng làm theo ý họ. Ảnh: Brightside. |
4. Thường đóng vai nạn nhân: Đóng vai nạn nhân là cách một số người già dùng để kiểm soát, thao túng con cháu dù cố ý hay vô tình. Ông bà có thể khiến con cháu cảm thấy mình có lỗi, ích kỷ bằng cách nhắc đi nhắc lại họ đã làm gì, hy sinh như thế nào vì con cháu và lẽ ra những việc đó nên được ghi nhận, đánh giá cao hơn. Ảnh: Brightside. |
5. Cố giành tình cảm, sự chú ý từ cháu: Việc ông bà chiều chuộng, tặng quà cho cháu hoàn toàn bình thường nhưng nếu họ dùng quà cáp để “mua” tình yêu từ trẻ, thì không hay. Kiểu ông bà độc hại thường mua quà đắt tiền, cố gắng lôi kéo trẻ đến với họ mỗi kỳ nghỉ. Họ dùng món quà để thao túng con cháu. Ảnh: Brightside. |
6. Phân biệt đối xử giữa các cháu: Ông bà độc hại chọn quan tâm đứa cháu này và bỏ qua đứa cháu khác. Họ cũng thích so sánh trẻ với anh chị em ruột và họ hàng bằng những câu như “Cháu không thông minh bằng chị gái” hay “anh trai cháu làm tốt hơn đấy”. Ảnh: Verywell Family. |
7. Tin mình có quyền dành mọi thời gian với cháu: Họ muốn chiếm vị trí số một trong cuộc đời cháu, không muốn chia sẻ cháu với người khác và khăng khăng cố dành nhiều thời gian với trẻ nhất có thể. Ảnh: Brightside. |
8. Cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh với ông bà: Khi nhận thấy bố mẹ có những dấu hiệu trên, phụ huynh cần nói chuyện, trao đổi về cảm nhận của mình, hành vi đó ảnh hưởng xấu như thế nào tới trẻ. Ngoài ra, bạn cần đặt ranh giới rõ ràng cho con và chính mình, thông báo cho ông bà những quy tắc đó, yêu cầu họ tuân thủ. Người làm cha mẹ cũng cần biết lắng nghe, đánh giá cao sự quan tâm ông bà dành cho cháu. Nếu vẫn không hiệu quả, họ có thể nhờ người thứ ba đáng tin tác động hộ hoặc hạn chế giao tiếp một thời gian. Dù thế nào, phụ huynh cần nhớ việc cắt đứt quan hệ hay thường xuyên căng thẳng với ông bà luôn tác động xấu đến trẻ. Ảnh: LiveAbout. |