Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những đường dây 'phù phép' cho xe lậu

Trước khi cựu giảng viên đại học làm biển giả cho siêu xe 15 tỷ bị phanh phui, cảnh sát từng phá đường dây của Công "mô tô" hay cựu CSGT dùng thủ thuật để hợp thức hóa xe lậu.

Cựu giảng viên làm biển giả cho siêu xe 15 tỷ

Trong tháng 4, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã triệt phá chuyên án làm giả giấy tờ xe ôtô quy mô lớn. 

Đường tiêu thụ của xe gian, biển đẹp diễn ra thế nào?

Mua chiếc xe máy cũ với giá rẻ, nhiều người có thể không biết đó là xe gian bởi từ đăng ký, số khung, số máy, biển kiểm soát đều có thể bị làm giả.

Cơ quan điều tra xác định, đầu mối của đường dây này là Ngô Trung Hòa (41 tuổi, ở quận Đống Đa). Trước khi bị bắt, Hòa vốn là giảng viên chuyên ngành công nghệ thông tin của một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội.

Cựu giảng viên khai nhận, nhiều người mua xe sang từ Lào về Việt Nam nhờ anh ta làm giấy tờ giả. Sau khi nhận được hợp đồng, Hòa chuyển cho Đỗ Khắc Sơn (44 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng) làm theo yêu cầu. Bản thân Hòa, do am hiểu về công nghệ thông tin nên tự mua máy in để “chế” giấy tờ giả.

Trưa 10/4, Hòa nhờ vợ mang bộ hồ sơ đến điểm hẹn trên đường Hoàng Quốc Việt (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm) giao cho khách thì bị phát hiện. Tang vật thu giữ gồm 2 tem đăng kiểm, một đăng ký ôtô, giấy chứng nhận kiểm định và 2 biển kiểm soát xe ôtô được xác định là giả mạo.

Ngô Trung Hòa thừa nhận cầm hồ sơ của khoảng 10 trường hợp. Tùy vào mối quan hệ, anh ta thu từ 15 – 20 triệu đồng của mỗi người.

Khai thác mở rộng vụ án, cơ quan điều tra còn làm rõ Hòa làm giả nhiều bộ giấy tờ xe ôtô cho Nguyễn Mạnh Tiến (38 tuổi, ở quận Thanh Xuân).

7 ngày sau đó, các trinh sát Công an quận Bắc Từ Liêm thu hồi 10 xe ôtô sử dụng biển kiểm giả lưu hành tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành ở phía Nam. Hầu hết số xe này đều thuộc dòng xe sang như Mercedes S500, Lexus… Đặc biệt trong đó còn có chiếc siêu xe Lamborghini Murcielago đời 2008 trị giá sau thuế khoảng 15 tỷ đồng. Trước thời điểm bị thu giữ, xe này thuộc sở hữu của một đại gia phố núi.

Siêu xe Lamborghini Murcielago mới bị thu hồi. Ảnh: MĐ.

Thủ thuật hợp thức hóa xe gian của Công “môtô”

Đầu năm nay, VKSND tối cao tống đat cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ án “biến” 85 môtô phân khối lớn do nước ngoài sản xuất thành xe vô chủ. Huỳnh Văn Xuân (tức Công “mô tô”) bị cáo buộc chi gần 2 tỷ đồng cho cán bộ thị trường để đưa hối lộ nhằm mua lô xe trên với giá rẻ.

Công 'môtô' chi gần 2 tỷ đồng để hối lộ

Sau khi đưa hối lộ cán bộ quản lý thị trường, Công "môtô" và đồng bọn dễ dàng mua thanh lý 85 xe máy phân khối lớn với giá gần 300 triệu, trong khi lô hàng này giá gần 20 tỷ.

Theo cáo buộc, từ tháng 7/2007 đến tháng 4/2008, Công “môtô” mua gom trên thị trường trôi nổi 85 chiếc xe môtô phân khối lớn do nước ngoài sản xuất (xe gian, xe buôn lậu). Biết Vũ Thị Huệ có mối quan hệ với một số cán bộ Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương (Đội QLTT), Công “môtô” bay từ TP HCM ra phía Bắc tìm cách hợp thức hóa lô xe trên.

Dưới sự chỉ dẫn của Công “môtô”, Huệ móc nối với Trần Quốc Huy (Đội trưởng Đội QLTT số 3, tỉnh Hải Dương) nhằm dàn dựng các cuộc kiểm tra, thu giữ xe máy phân khối lớn không có giấy tờ trên địa bàn tỉnh để bán thanh lý. Sau đó, họ tìm cách mua lại, hợp thức hóa.

Thống nhất được cách làm, Công “môtô” gửi một số xe máy cũ nát từ TP HCM ra Hải Dương để làm tang vật cho Huy bắt giữ.

Cáo buộc thể hiện, Huệ đã nhận hơn 1,8 tỷ đồng của Công “môtô” để đưa hối lộ cho Huy. Tuy nhiên, Huy chỉ thừa nhận cầm 360 triệu đồng.

Nhờ có hồ sơ mua xe thanh lý, Công “môtô” đã đăng ký lưu hành hợp pháp 85 xe máy phân khối lớn tại TP HCM để bán cho khách hàng. Trong khi giá mua thanh lý chỉ từ 2,8 – 4,5 triệu đồng/chiếc, qua bàn tay "phù phép" của Công "mô tô", giá xe được đẩy lên 48 - 645 triệu đồng.  

Theo cáo trạng, giá trị thực của số xe này gần 20 tỷ đồng còn Công "môtô" chỉ chi 278 triệu đồng mua thanh lý.

Cựu cảnh sát giao thông hợp thức hóa xe lậu

Lê Văn Hoàng (57 tuổi, quê Thanh Hóa) là cựu cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa đã nghỉ hưu. Năm 2005, Hoàng quen biết Đỗ Anh Tuấn (ở quận 2, TP HCM, đang bỏ trốn). Cả hai bàn nhau mua các loại xe ôtô cũ nát, xe thanh lý, xe bị tai nạn lấy bộ hồ sơ thật, số khung, số máy. Hoàng chỉ giữ lại số khung, số máy, giấy tờ để hợp thức hóa xe gian.

Theo cáo buộc, từ năm 2008- 2010, cựu cảnh sát thuê Mai Văn Khang (34 tuổi, cùng quê) làm giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký và cấp sổ đăng kiểm 6 xe ôtô. Mỗi tờ giấy làm giả có giá từ 500.000 – 1 triệu đồng. Các loại xe trên đều thuộc dòng xe sang như Lexus, Camry…

Đầu tháng 6/2010, Hoàng mua chiếc ôtô Toyota Lexus 470 của Tuấn với giá 65.000 USD để sử dụng. Hoàng thuê Khang làm giả 3 đăng ký xe ôtô, 2 biển kiểm soát.

Chiều 25/6/2010, Công an Hà Nội kiểm tra chiếc xe Lexus trên thu giữ 13 bộ biển kiểm soát xe ôtô, nhiều giấy tờ… và khẩu súng ngắn.

Trước đó, năm 2006, Hoàng còn thuê Đỗ Mạnh Hùng (39 tuổi, quê ở Thanh Hóa) làm giả tem đăng ký và sửa chữa ngày tháng trong quyển sổ đăng kiểm để lưu hành 2 ôtô chở khách quá niên hạn sử dụng.

Cuối tháng 8/2014, TAND Hà Nội phạt Hoàng 12 tháng tù tội Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng; 23 tháng 4 ngày tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.

Lộ đường dây làm biển giả cho siêu xe 15 tỷ

Hòa thu mỗi người 15-20 triệu đồng một chiếc biển giả tùy vào mối quan hệ. Trong số những người đến đặt hàng có khách đi xe trị giá khoảng 15 tỷ.

Hà Linh (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm