Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những giải đáp bất ngờ về hệ thống xương người

Xương có phải là phần cứng nhất cơ thể? Tại sao trẻ em lại nhiều xương hơn người lớn? Những thông tin dưới đây giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Xương bàn tay, bàn chân chiếm hơn một nửa tổng số xương trong cơ thể: Xương không phân bố đều khắp cơ thể, một số khu vực trong cơ thể có xương nhiều hơn so với những vùng khác. Mỗi bàn tay có 27 xương, và mỗi bàn chân có 26 xương. Điều này có nghĩa tổng số xương bàn tay, bàn chân là 106. Vì vậy, bàn tay và bàn chân chiếm hơn một nửa số xương trong toàn bộ cơ thể.
Xương bàn tay, bàn chân chiếm hơn một nửa: Theo Healthmeup, xương không phân bố đều khắp cơ thể, một số khu vực có số lượng nhiều hơn so với những vùng khác. Mỗi bàn tay có 27 xương, và mỗi bàn chân có 26 xương , tổng 106. Vì vậy, bộ phận này chiếm hơn một nửa số xương trong toàn cơ thể.
Xương không phải là chất cứng nhất trong cơ thể người: Chất cứng nhất trong cơ thể con người chính là lớp men răng. Men răng bảo vệ và bảo tồn các thân răng. Nồng độ cao của các khoáng chất, như muối, canxi là nguyên nhân làm cho men răng cứng như vậy.
Xương không phải là chất cứng nhất trong cơ thể người. Chất cứng nhất trong cơ thể con người chính là lớp men răng. Nồng độ cao của các khoáng chất, như muối, canxi là nguyên nhân làm men răng cứng.
Trẻ em có nhiều xương hơn so với người lớn: Cơ thể người trưởng thành có 206 xương, nhưng bộ xương của trẻ sơ sinh có tới khoảng 300 xương khác nhau tạo thành, đây là sự kết hợp của xương và sụn. Sụn củng cố thành xương trong một quá trình gọi là sự hóa xương. Trong khoảng thời gian, các xương “thừa” ở trẻ hợp lại tạo thành xương lớn hơn, do đó tổng số lượng xương bị giảm xuống còn 206 khi ở tuổi trưởng thành.
Trẻ em có nhiều xương hơn so với người lớn: Cơ thể người trưởng thành có 206 xương, nhưng ở trẻ sơ sinh con số này khoảng 300. Đây là sự kết hợp của xương và sụn. Sụn củng cố thành xương trong quá trình gọi là sự hóa xương. Trong khoảng thời gian, các xương “thừa” ở trẻ hợp lại tạo thành xương lớn hơn. Do đó, tổng số lượng xương bị giảm xuống khi ở tuổi trưởng thành.
Xương ngón chân là mỏng nhất trong cơ thể: Các xương ở ngón chân nhỏ rất dễ bị vỡ và vỡ thường xuyên nhất. Hầu như mỗi người đều bị gãy một ngón chân, thậm chí một ngón nhỏ. Thông thường, bạn không thể làm gì ngoài việc để nó tự lành.
Xương ngón chân là mỏng nhất trong cơ thể: Các xương ở ngón chân nhỏ dễ bị vỡ và vỡ thường xuyên nhất. Hầu như mỗi người đều bị gãy một ngón chân, thậm chí ngón nhỏ. Thông thường, bạn không thể làm gì ngoài việc để nó tự lành.
Loãng xương là căn bệnh xương phổ biến nhất: Loãng xương là căn bệnh xương phổ biến nhất hiện nay, nó như là bằng chứng cho sự suy giảm trong cấu trúc xương và khối lượng xương thấp. Loãng xương có thể ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị. Khối lượng xương thấp xảy ra khi xương bị mất dần khoáng chất, đặc biệt là canxi. Điều này dẫn đến xương yếú dần và dễ gãy.
Loãng xương là căn bệnh phổ biến nhất. Đây là bằng chứng cho sự suy giảm trong cấu trúc và khối lượng xương. Điều đó xảy ra khi xương bị mất dần khoáng chất, đặc biệt là canxi, gây  yếu dần và dễ gãy.

Phương Mai

Ảnh: Healthmeup

Bạn có thể quan tâm