Magneto và Xavier thời trẻ trong X-Men: The Last Stand (2006): Phần phim tái hiện trên màn ảnh cuộc hội ngộ của Giáo sư X (Patrick Stewart) và Magneto (Ian McKellen) 20 năm trước mốc hiện tại trong The Last Stand. Tuy nhiên, công nghệ trẻ hóa (de-aging) còn thô sơ giữa thập niên 2000 đã khiến khuôn mặt của hai dị nhân căng cứng, còn đôi mắt thì vô hồn. Thêm vào đó, việc Charles Xavier không còn cọng tóc nào trên đầu từ 20 năm trước cũng khiến người xem thắc mắc. Ảnh: Fox. |
Cái chết của Sirius Black trong Harry Potter and the Order of the Phoenix (2007): Cái chết của Sirius Black là khoảnh khắc quan trọng của loạt Harry Potter. Trong cảnh phim, Sirius trúng câu thần chú chết chóc của Bellatrix và ngã trở lại cổng tò vò. Ông trở thành hồn ma rồi dần tan biến. Cảnh này được kết hợp giữa diễn xuất của Gary Oldman và hình ảnh dựng bằng công nghệ vi tính. Tuy nhiên, khoảnh khắc chuyển tiếp giữa thật và giả lại thiếu đi sự mượt mà. Ảnh: Warner Bros. |
Màn ảo thuật với cây cam trong The Illusionist (2006): Màn ảo thuật với cây cam của ảo thuật gia Eisenheim (Edward Norton) trên phim chưa đạt tới sự bí ẩn và ly kỳ mà nó cần truyền tải. Nguyên nhân một phần đến từ cách quay dựng khiến tiết mục không còn liền mạch, phần khác vì cây cam được dựng bằng đồ họa vi tính trông quá thiếu tự nhiên. Ảnh: Yari Film Group. |
Kick-Ass xuất hiện với ba lô phản lực gắn súng trong Kick-Ass (2010): Trong cảnh cuối Kick-Ass, chất lượng CGI nghèo nàn đã khiến cảnh Kick-Ass (Aaron Taylor-Johnson) bay tới ứng cứu Hit-Girl (Chloë Grace Moretz) trông hết sức cẩu thả. Vị siêu anh hùng cứng đơ như khúc gỗ, trôi lơ lửng ngoài cửa sổ, trong lúc chiếc ba lô phản lực gắn súng sau lưng anh thổi bay đám ác nhân bên trong phòng. Ảnh: Plan B Entertainment. |
Thành phố Metropolis bị phá hủy trong Man of Steel (2013): Khung cảnh thành phố Metropolis hiện ra cả trước và sau trận chiến giữa Kal-El (Henry Cavill) với quân đoàn của tướng Zod (Michael Shannon) để lộ một số khuyết điểm. Màu của phần hình ảnh dựng bằng đồ họa vi tính và nước phim có sự chênh lệch về sắc xám. Điều này khiến một vài hình ảnh được thêm vào trông nổi bật so với toàn cảnh. Thiếu sót khiến khán giả mất tập trung khi thưởng thức cao trào của bộ phim. Ảnh: Warner Bros. |
Cõi thiên đường trong The Lovely Bones (2009): Bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Alice Sebold có nhiều thay đổi đáng kể so với nguyên tác văn học. Tác phẩm khai thác chi tiết cuộc đời nữ chính Susie (Saoirse Ronan) trước khi qua đời, cũng như thời gian cô bé lưu lại chốn thiên đường. Nhưng thiên đường nơi Susie hiện hữu trông như một tấm phông nền được tô vẽ cốt cho rực rỡ mà thiếu đi chiều sâu không gian. Cuối cùng, cảnh nhũ băng gãy khỏi cành cây ở cuối phim cũng lộ rõ dấu vết của đồ họa vi tính Ảnh: Paramount Pictures. |
Con chim hoét trong The Hobbit (2012): The Hobbit khép lại bằng cảnh con chim hoét bay qua núi Cô Đơn, giúp người xem bao quát khung cảnh hoang tàn do rồng Smaug gây ra. Nó dừng lại ở Erebor và đập cái vỏ ốc mà nó cắp theo vào vách đá. Chú chim sinh ra bằng công nghệ CGI trong cảnh phim thiếu đi vẻ ngoài mềm mại cũng như sự uyển chuyển trong cử động. Thực tế, toàn bộ động vật, bao gồm cả rồng Smaug, xuất hiện trong The Hobbit đều thiếu độ sinh động nhất định. Ảnh: New Line Cinema. |