1. Huyết khối trong tĩnh mạch
Mặc dù hiếm gặp nhưng bệnh Mondor có thể dẫn đến u cục ở vú. Bệnh này kết quả của tình trạng huyết khối dưới da trong tĩnh mạch ở vùng vú. Mặc dù có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào của vú, nhưng nó chủ yếu gáp ở rìa ngoài của núm vú.
Bạn có thể sờ thầy một khối cứng như dây thừng trong vú kèm theo đau. Tập thể dục mạnh hoặc mặc áo ngực quá chật có thể dẫn tới tình trạng này. Tuy nhiên, nó thường không nguy hiểm và sẽ tự hết.
2. U xơ tuyến vú
Xơ hóa có thể gây ra những thay đổi ở vú. Các biểu hiện có thể rõ rệt khi tới gần ngày “đèn đỏ”. Bạn nên hạn chế hấp thu caffein và nicotin vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này.
3. Kinh nguyệt
Đôi khi, kinh nguyệt có thể khiến vú cương cứng và có cảm giác khác thường. Thay đổi hormon trong thời kỳ kinh nguyệt có thể làm trầm trọng thêm những thay đổi ở mô vú. Vì vậy, không nên lo lắng khi bạn thấy nổi u cục trong thời kỳ kinh nguyệt.
4. Bướu tuyến sợi
Bướu tuyến sợi là một trong những thủ phạm gây ra khối u vú phổ biến nhất. Đây là những khối u không phải ung thư tạo ra bởi mô liên kết và mô tuyến sữa, phổ biến nhất ở những phụ nữ ở độ tuổi 20-30.
Mặc dù, chúng có thể thay đổi kích thường từ nhỏ tới lớn, nhưng thường thành cục cứng và chắc. Tuy vô hại nhưng chúng có thể ảnh hưởng tới hình dạng của vú nếu tiếp tục phát triển. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc cắt bỏ những bướu sợi này.
5. Ngực chắc
Một số phụ nữ có vòng 1 săn chắc có thể cảm thấy khối u đầy. Vú được tạo nên từ mô liên kết và mô mỡ. Phụ nữ có vòng một săn chắc ít mô mỡ và nhiều mô liên kết hơn. Phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh có nhiều khả năng có ngực chắc hơn.