Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những lần Disney phải tự kiểm duyệt phim hoạt hình của mình

Để thay đổi nội dung sao cho hợp lý và phù hợp với khán giả hiện đại, “nhà chuột” không ít lần đưa ra thay đổi cho những tác phẩm dù chúng có thể đã ra mắt từ nhiều năm trước.


Phim hoat hinh Disney anh 1

Three Little Pigs (1933): Bộ phim được chuyển thể từ câu chuyện cổ tích cùng tên kể về ba chú lợn con xây nhà và con sói già gian ác toan ăn thịt chúng. Sói đã phá được hai căn nhà, nhưng may mắn thay, chú lợn sống trong đó đã kịp chạy trốn. Lần cuối cùng, nó mò tới căn nhà xây bằng gạch kiên cố của chú lợn út, tìm cách lẻn vào bên trong.

Phim hoat hinh Disney anh 2

Trong cảnh phim, sói già gian ác cải trang thành một người bán hàng rong để lừa các chú lợn. Trong bản phim đầu tiên, con sói ăn vận giống hệt một người Do Thái, bởi những người Do Thái bán hàng rong là hình ảnh phổ biến tại Mỹ những năm 1930. Hình ảnh sau đó đã được sửa chữa để trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn đối với khán giả nhỏ tuổi thời hiện đại.

Phim hoat hinh Disney anh 3

Fantasia (1940): Ba thập kỷ sau ngày ra mắt, khi Fantasia được tái phát hành vào năm 1969, trong đoạn phim lấy cảm hứng từ bản giao hưởng Pastoral của Ludwig van Beethoven về các nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, có một nhân vật tên Sunflower bị xóa bỏ. Hiện tại, đã 50 năm trôi qua, nhưng nhân vật vẫn mất tích khỏi Fantasia khi bộ phim được Disney tái phát hành trên các dịch vụ xem video trả phí.

Phim hoat hinh Disney anh 4

Trong khi phần lớn nhân mã xuất hiện trong phim đều được mặc định là da trắng với mái tóc bồng bềnh, thì Sunflower lại có làn da sẫm màu và mái tóc xoăn. Nửa thân dưới của nhân vật trông cũng giống lừa hơn ngựa khi so với các nhân vật khác. Rõ ràng, bộ phim ám chỉ Sunflower là một người giúp việc da đen, phục vụ các ông bà chủ da trắng - một xu thế thịnh hành trong xã hội nước Mỹ nửa đầu thế kỉ XX.

Phim hoat hinh Disney anh 5

The Rescuers (1977): The Rescuers là bộ phim thứ 23 của xưởng phim hoạt hình Walt Disney, được chuyển thể từ loạt truyện của tác giả Margery Sharp. Tác phẩm xoay quanh nhiệm vụ giải cứu một cô bé mồ côi đang gặp nạn có tên Penny do biệt đội chuột cứu hộ quốc tế sống trong lòng thành phố New York thực hiện.

Phim hoat hinh Disney anh 6

Phiên bản năm 1977 của phim từng xuất hiện hình ảnh một phụ nữ khỏa thân. Cảnh phim chỉ lướt qua trong khoảnh khắc, và hầu hết khán giả đều không nhận ra. Trong một khung hình, ô cửa sổ mà hai chú chuột Bernard và Bianca lao vọt qua có dán hình một phụ nữ bán khỏa thân. Trò đùa của vị họa sĩ lém lỉnh từ thập niên 1970 tất nhiên đã bị Disney loại bỏ trong những lần tái phát hành sau này.

Phim hoat hinh Disney anh 7

Who Framed Roger Rabbit (1988): Bộ phim lấy bối cảnh năm 1947 ở Los Angeles, nơi các nhân vật hoạt hình sống chung với người thật. Sau khi anh trai bị một nhân vật hoạt hình sát hại, thám tử tư Eddie Valiant (Bob Hoskins) trở thành kẻ nghiện rượu và thề sẽ không làm việc cho các nhân vật hoạt hình nữa. Tuy nhiên, vụ điều tra tin đồn ngoại tình của Jessica Rabbit - vợ của thỏ Roger Rabbit - đã kéo anh vào một cuộc phiêu lưu điên rồ nhằm cứu các nhân vật hoạt hình khỏi số phận bị hủy diệt.

Phim hoat hinh Disney anh 8

Ở gần cuối phim, trong cảnh Jessica Rabbit và Eddie bị ngã văng ra khỏi chiếc xe Benny, tà váy của cô nàng đã bị tốc lên, để lộ cả hai cẳng chân. Bởi chiếc quần của Jessica mặc khi ấy có màu gần trùng với màu da, nên nhiều khán giả cho rằng nàng đã không đồ lót. Vì thế, Who Framed Roger Rabbit đã bị chỉnh sửa vài lần. Trong lần gần nhất, các họa sĩ đã sửa chiếc váy, đảm bảo nó che chắn cho cô nàng đủ kỹ càng.

Phim hoat hinh Disney anh 9

The Little Mermaid (1989): Câu chuyện về nàng tiên cá sẵn sàng hy sinh giọng nói, cái đuôi, và thậm chí cả tính mạng, để đổi lấy cơ hội được ở gần bên người mình yêu của Han Christian Andersen vẫn khiến khán giả thuộc bao thế hệ thổn thức sau hàng trăm năm. Tuy nhiên, phiên bản hoạt hình chuyển thể của tác phẩm do Disney thực hiện có thể sẽ “đáng nhớ” với một vài khán giả theo cách hoàn toàn khác.

Phim hoat hinh Disney anh 10

Trong cảnh phim khi Eric sắp cưới Ursula, vị mục sư tiến hành buổi lễ có khoảnh khắc dễ gây hiểu lầm. Cụ thể, một “vật thể” kỳ lạ xuất hiện ở vị trí giữa hai chân ông. Disney sau đó đã giải thích rằng đó là đầu gối của ông nhô ra theo nhịp di chuyển của cơ thể. Tuy nhiên, “nhà chuột” vẫn quyết định "nắn" lại đôi chân cho thẳng trong những lần phát hành sau, để tránh những suy nghĩ thiếu trong sáng có cơ hội đi xa hơn.

Phim hoat hinh Disney anh 11

Aladdin (1992): Lần đầu tiên ra mắt khán giả, ca khúc nhạc phim Arabian Nights được sử dụng trong Aladdin có một đoạn lời như sau: “Nơi chúng sẽ cắt tai mi, nếu chúng không ưa mặt mi”. Câu hát bị coi là vô cảm, và khi bộ phim được phát hành dưới dạng video gia đình, nó đã được sửa thành “Nơi đó bằng phẳng, mênh mông và nóng nực”.

Phim hoat hinh Disney anh 12

Tới năm 2019, khi phiên bản người đóng của Aladdin ra mắt, câu hát được viết lại thêm một lần nữa. Hiện tại, khán giả vẫn có thể tìm thấy phiên bản đầu tiên của ca khúc trong những album nhạc phim được phát hành ngay sau khi tác phẩm hoạt hình ra đời vào năm 1992.

Phim hoat hinh Disney anh 13

The Lion King (1994): Trong một cảnh phim, khi Simba nằm vật xuống và khiến bụi đất tung lên, trong một chớp mắt, khán giả có thể thấy bụi đất cuộn lên thành một cụm từ nhìn như “sex”. Sau đó, chi tiết này được lý giải là một sai sót trong khâu sản xuất. Nguyên văn cụm từ đó là “sfx”, được đánh dấu cho tổ làm hiệu ứng đặc biệt.

Phim hoat hinh Disney anh 14

Dù sự thật là gì, trong các lần phát hành sau của bộ phim, đám bụi đã được "định hình" lại, và “thông điệp” lẫn giữa nó đã hoàn toàn biến mất.

Phim hoat hinh Disney anh 15

Lilo & Stitch (2002): Những người từng xem bộ phim từ khi mới ra mắt đều nhớ rõ cô bé Lilo đã chui vào máy sấy quần áo để trốn chị mình. Trong khi cùng cảnh phim ấy, khi chiếu trên Disney+ gần đây lại cho thấy Lilo đã chui vào trong chạn bát, dùng hộp đựng pizza để che cánh cửa đã bị bung mất.

Phim hoat hinh Disney anh 16

Việc đặt chiếc chạn bát nằm ngay bên cạnh một chiếc máy giặt tỏ ra vô lý, bởi rung động có thể gây ra đổ vỡ. Tuy nhiên, thay đổi được đưa ra bởi đội ngũ sản xuất lo ngại nhiểu trẻ em có thể bắt chước và tự gây nguy hiểm khi chui vào máy sấy. Trong một cảnh khác cùng bối cảnh, có thể thấy thứ được đặt bên cạnh máy giặt đúng là một chiếc máy sấy quần áo.

'Nhặt sạn' các phim truyền hình Âu - Mỹ ăn khách

Dù hớp hồn khán giả màn ảnh nhỏ trong nhiều năm liền vì nội dung hấp dẫn và dàn dựng công phu, nhưng các series phim truyền hình Âu - Mỹ vẫn khiến người xem nhíu mày vì "sạn".

Anh Phan

Bạn có thể quan tâm