Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những liều lĩnh khi 'ôm' show quốc tế

Giá vé ép buộc phải thấp trong khi mức cát-xê dành cho nghệ sĩ cao, tình hình kinh tế đang đi xuống, không thu hút được nhà tài trợ... là khó khăn của nhà tổ chức chương trình Gravity Tour của Westlife tại Việt Nam ngày 1/10.

Những liều lĩnh khi 'ôm' show quốc tế

Giá vé ép buộc phải thấp trong khi mức cát-xê dành cho nghệ sĩ cao, tình hình kinh tế đang đi xuống, không thu hút được nhà tài trợ... là khó khăn của nhà tổ chức chương trình Gravity Tour của Westlife tại Việt Nam ngày 1/10.

>>Những khoản lỗ 'khủng' khi sao ngoại tới Việt Nam
>>Khán giả Việt 'bội thực' vì sao ngoại

Những liều lĩnh khi 'ôm' show quốc tế

Nhóm Westlife.

Thời gian qua, khán giả Việt đã được thưởng thức những show trình diễn nổi đình nổi đám theo kiểu kinh doanh với sự tham gia của các nghệ sĩ nước ngoài. Năm 2005, mở đầu là Bi (Rain) với con số đầu tư kỷ lục và con số lỗ lúc đó cũng…kỷ lục.

Và sau hơn 5 năm, gần như không một nhà tổ chức nào dám thực hiện tiếp các show diễn kiểu như vậy. Đến năm 2011, hai đêm diễn của Backstreet Boys tại Hà NộiSài Gòn, hay Bob Dylan, Super Junior... đều lỗ. Từ đó, người xem và các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dễ nhận thấy việc mời "sao" ngoại về Việt Nam để bán vé là "liều lĩnh". Nhưng nhà sản xuất - MC Anh Tuấn vẫn quyết định đưa tour diễn Châu Á của nhóm Westlife về Việt nam, trong tình hình diễn biến kinh tế không hề khả quan.

Nhiều người nghĩ rằng, nhà tổ chức có thể dùng show để đánh bóng tên tuổi, nhưng chắc họ cũng đủ thông minh để quảng bá tên tuổi theo chiều hướng kinh doanh thành đạt chứ không phải thua lỗ. Vậy tại sao họ vẫn tiếp tục làm show?

Khó khăn không nhiều người biết

Hầu hết những người làm show đều bắt nguồn từ "máu" nghề nghiệp, đam mê và vì khán giả. Nhưng đổi lại, họ đang gặp quá nhiều khó khăn trong một ngành công nghiệp chưa có thị trường tại Việt Nam. Điều lo ngại chung nhất của những nhà tổ chức dám đầu tư vào lĩnh vực này là phản ứng mua vé của khán giả. Ở nước ngoài, các show diễn lớn nhỏ của các nghệ sĩ quốc tế thường xuyên diễn ra, ở đó, nhà tổ chức có thể thu hồi vốn và có lãi nhờ việc bán vé do khán giả đã có thói quen cũng như văn hoá mua vé. Từ đó, họ có lãi và tiếp tục làm show. Và các nhà sản xuất, nghệ sĩ quốc tế thường xuyên tổ chức tour diễn, mang đến chương trình được đầu tư thật sự chất lượng cho khán giả. Bên cạnh, chính quốc gia có tour diễn cũng quảng bá được du lịch và văn hoá của đất nước mình.

Những liều lĩnh khi 'ôm' show quốc tế

Với tour diễn Westlife, nhà tổ chức chịu nhiều sức ép khi tình hình kinh tế đang khó khăn, các show diễn trong năm đã diễn ra làm nhiều khán giả đặt câu hỏi chất lượng về chương trình lần này. Dù đang cần lượng khán giả mua vé thật đông để thu hồi vốn đầu tư nhưng An Thuận Media và Alatca Media lại chọn Hà Nội thay vì một thị trường giải trí lớn như TP.HCM.

Giải thích về điều này, nhà sản xuất Anh Tuấn cho biết: "Khán giả tại TP.HCM thường xuyên được xem các chương trình ca nhạc lớn, nhỏ. Bản thân tôi cũng bắt đầu sự nghiệp producer từ các show tại Sài Gòn, vì vậy, đây là lúc chúng tôi cần tạo nên một sự cân bằng với các khán giả của thủ đô. Đặc biệt, chúng tôi sẽ cố gắng tuyên truyền để hướng khán giả đến với văn hoá mua vé trong thời gian tới. Tôi nghĩ bất cứ nhà tổ chức nào cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi chỉ mong không sớm thì muộn sẽ nhận được sự hưởng ứng của khán giả Việt Nam".

Khán giả "cầm cương"

Để mời được những tên tuổi nghệ sĩ quốc tế là một quá trình vất vả của các nhà tổ chức, như việc thăm dò tour diễn của nghệ sĩ, liên lạc với nhà quản lý đến sự cân đối về tài chính giữa mức cát-xê, tiêu chuẩn quốc tế với mức giá vé, các khoản phải đầu tư cho tổ chức tại Việt nam.

Nếu trong show diễn của Backstreet Boys, Ban tổ chức được ưu đãi với giá rất rẻ vì Việt Nam là điểm dừng chân cuối cùng trong tour diễn của họ thì Super Junior ngược lại. Giá cả thỏa thuận với họ không hề thấp bởi các chàng trai của Hàn Quốc đã dựng lên cả một tour diễn để đến Việt Nam. Và Westlife cũng vậy, Việt Nam là tâm điểm của tour diễn, kế hoạch được lên từ nhiều tháng trước và chắc chắn nhà sản xuất Việt phải chịu mức giá cao như các nước khác. Thậm chí, còn có tin nhà tổ chức đã phải vất vả để lấy được ngày biểu diễn khi phía Hàn Quốc đến phút cuối cũng muốn có được ngày này.

Những liều lĩnh khi 'ôm' show quốc tế

Các tiết mục của họ luôn được dàn dựng kỹ lưỡng.

Tuy nhiên các nghệ sĩ quốc tế cũng có nhiều quy định rất cụ thể, từ việc chất lượng của chương trình, cách thức tổ chức đến việc đêm diễn phải có bao nhiêu phần trăm khán giả... Vì vậy, trong tương lai, việc khán giả có thể chào đón những ca sĩ quốc tế tên tuổi, nổi tiếng như Lady Gaga, Celine Dion, Red Hot Chili Peppers…hay không đều phụ thuộc vào họ. Ngành công nghiệp biểu diễn sẽ không thể chỉ dựa vào các nhà tài trợ, những đơn vị tổ chức sẽ cần sự hưởng ứng quan trọng trong việc mua vé của người xem.

Tin thật và tin đồn

Làm show quốc tế cũng có lắm thứ tin vì nhiều show diễn, nhà tổ chức phải tung tin cháy vé để thúc đẩy mọi người đến mua. Không những thế, họ còn phải chịu tin giá vé bán ra ở thời điểm sát đêm diễn giảm thảm hại dù mức giá này hoàn toàn không phải do nhà tổ chức đề ra. Những người đầu cơ hay còn gọi là "phe vé" đã mua lại từ các khán giả có giấy mời nhưng không đi hoặc không bán được số vé đã "ôm" đến sát giờ, bắt buộc phải hạ giá để bán. Vì vậy, các nhà tổ chức gần đây luôn khuyến cáo khán giả nên đến đúng điểm mua vé chính thức để mua. Nhiều nhà tổ chức còn chịu các tin đồn trên một số mạng xã hội kêu gọi mọi người đừng mua vé, hãy đợi đến sát giờ chắc chắn sẽ mở cửa cho vào tự do vì thiếu khán giả hoặc giảm giá vé đến mức tối thiểu.

Một câu chuyện khác về việc tổ chức Gravity Tour của nhóm Westlife sắp tới là tin nhà tổ chức đi mời tài trợ ở nhiều nơi cho đến phút chót không chờ được nữa, đành công bố chỉ có các nhà tài trợ giúp về từng phần riêng, không có tài trợ chính thức bằng tiền. Nhưng sau đó, vài công ty phát biểu, họ sẵn sàng tài trợ mức tiền lớn cho những chương trình như vậy nhưng không thấy nhà tổ chức mời. Sự thực, ngay sau đó nhà tổ chức gọi điện mời chính những đơn vị này và sẵn sàng trả quyền lợi, họ ngơ ngác: "Chúng tôi có nói thế đâu?".

Cố gắng từ nhà tổ chức

Có lẽ với tour diễn Gravity tại Việt nam, các mức giá vé được cho là rẻ nhất so với các show khác trong năm, ấn định từ 350.000 đồng đến 1 triệu đồng. Đây có phải là một biện pháp để thay đổi quan niệm của khán giả? Nhà sản xuất Anh Tuấn cho biết: "Để tạo được thói quen mua vé cho các khán giả trong một thị trường còn mới mẻ, chúng tôi đã để mức giá vé rất rẻ và có thể phù hợp với nhiều đối tượng khán giả. Quan điểm của chúng tôi là làm sao show diễn có đông người, khán giả có cơ hội được xem một show diễn chất lượng quốc tế với mức giá Việt nam. Đặc biệt, rút kinh nghiệm từ một số show khác, chúng tôi đặt sân khấu gần với khán giả hơn để không khí đúng như với các show diễn ở nước ngoài. Chúng tôi cũng cương quyết không mở cửa tự do và giảm giá vé đơn cho khán giả. Chúng tôi chỉ giới thiệu các mức giảm cho hình thức mua theo gói với các trường đại học, trung học hay các cơ quan, tổ chức".

Những liều lĩnh khi 'ôm' show quốc tế

Kian.

Những liều lĩnh khi 'ôm' show quốc tế

Mark.

Những liều lĩnh khi 'ôm' show quốc tế

Nicky.

Những liều lĩnh khi 'ôm' show quốc tế

Shane.

Ngoài giá vé, còn rất nhiều khó khăn khác nữa mà Ban tổ chức phải đối mặt. Những người đang tiên phong một cách liều lĩnh trong một thị trường hoàn toàn mới đang có những cố gắng về mọi mặt để Việt Nam sẽ có tên trong bản đồ biểu diễn thế giới nói chung hay châu Á nói riêng.

Anh Tuấn cho rằng, nội lực và sự đam mê của anh còn mạnh hơn cả những khó khăn. Để thị trường biểu diễn quốc tế thực sự có hướng đi mới, những nhà tổ chức sẽ cần sự giúp sức của nhiều tổ chức, cơ quan chức năng, nhà tài trợ và chính các khán giả...

ALEC

Theo Bưu Điện Việt Nam

Theo Bưu Điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm