Rượu nếp chính là món ăn phổ biến nhất ngày này. Những hạt cơm nếp chín mọng, mềm mà không nát, đã lên men ngấm vị ngọt chua cay thơm nồng của rượu làm nên món rượu nếp chuẩn. Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 20/6. |
Ở miền Bắc có một loại rượu nếp nữa là rượu nếp cẩm. Món ăn được làm từ loại gạo nếp cẩm hay còn gọi là gạo nếp than (vì gạo có màu đen). So với rượu nếp trắng thông thường, món ăn dẻo, dễ chinh phục thực khách hơn. |
Cách chế biến rượu nếp cẩm có khác đôi chút so với rượu nếp thường nhưng cũng không quá khó, quan trọng nhất là khâu chọn gạo và chọn men. Không chỉ có trong ngày Tết Đoan Ngọ, rượu nếp cẩm giờ còn trở thành món ăn của giới trẻ khi được kết hợp cùng sữa chua, chè… tạo thành những món thú vị. |
Bánh gio được chế biến từ 2 nguyên liệu chính là gạo nếp và nước tro - loại nước được chế biến từ thảo dược hay một số loài cây - tạo nên màu sắc cũng như hương vị món ăn. |
Vẻ ngoài bánh gio giống như khối ngọc màu hổ phách trong vắt có thể nhìn thấu bên trong. Khi ăn, món có vị hơi ngai ngái, nồng nồng nhưng càng thưởng thức càng thấy thanh mát, dễ chịu. |
Cắt từng miếng nhỏ, rồi chấm cùng nước mật mía đặc sánh, món ăn càng ngọt mát lôi cuốn. Bánh gio thường được tìm thấy ở những gánh hàng rong với giá khoảng 7.000-10.000 đồng. |
Mận là quả chỉ có trong mùa hè. Mận ngon ngọt nhất là vào khoảng tháng 6. Thanh niên thường mê loại mận cơm, ngọt vừa phải nhưng ăn giòn giòn vui miệng. Những người lớn tuổi lại thường thích giống mận hậu to tròn, chín mọng đỏ au. Mận hậu cũng chính là loại quả tuyệt vời, thích hợp trong quan niệm “giết sâu bọ” của các cụ ngày xưa. |
Cùi dày, hạt nhỏ, ngọt sắc - đó chính là giống vải thiều nổi tiếng của vùng đất Bắc mà du khách nào lần đầu thưởng thức cũng mê mệt. Người ta vẫn bảo vải có tính nhiệt cao. nhưng vì độ thơm ngọt, vải thiều vẫn có mặt trên mọi nẻo đường và là loại quả không thể không thưởng thức khi hè về. |