2. Bún hến có khá nhiều thành phần. Trong đó, mắm ruốc có công dụng kết nối mọi nguyên liệu và tăng độ đậm đà cho món ăn.
Bún đậu mắm tôm. |
3. Bún đậu mắm tôm không thuộc họ bún nước nhưng cũng hút thực khách không kém với vị ngon của mắm tôm, béo của đậu hủ chiên, thanh ngọt của rau sống.
4. Bún mọc, theo vị chuẩn của miền Bắc, ngoài dấm bỗng, nước dùng còn có một ít mắm tôm để dậy vị. Rất nhiều thực khách cũng thêm loại mắm này khi ăn.
5. Bún riêu: Nếu để ý kỹ, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy trong nước dùng của bún riêu, ngoài hương thơm đặc trưng của riêu cua sẽ là vị đậm đà của mắm tôm.
Bún riêu. |
6. Bún đỏ còn được gọi là canh bún. Tên món ăn gắn với màu đỏ của cọng bún do được ngâm lâu trong nước dùng, hay việc món ăn này có sự tham gia của rau muống luộc. Món ăn này khiến mọi người khó có thể làm lơ vị thơm của riêu cua và mắm tôm.
7. Bún mắm là món ăn đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Nước dùng được nấu từ mắm cá linh hay mắm cá sặc. Món ăn này có cọng bún cọng lớn. Ăn kèm món bún này là các loại rau đặc trưng sông nước như cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, kèo nèo, rau nhút, giá và rau diếp cá...
8. Bún cá, một loại bún khác của vùng đồng bằng sông Cửu Long, được nấu từ hai loại mắm nêu trên. Điểm cộng của món này chính là các loại hải sản tươi ngon hay thịt heo quay giòn ruộm đi kèm.
Bún cá Sóc Trăng. |
9. Bún mắm thịt quay là món nổi tiếng của Quảng Nam, hút thực khách ở hương thơm đậm đà của mắm nêm cùng những miếng thịt quay heo giòn tan, ngọt bùi của mít non luộc, cái thơm giòn của đậu phộng.
10. Num pohook được du nhập từ Campuchia. Như tên gọi, thành phần cơ bản và tạo nên hương vị của món ăn chính là món mắm pohook, đặc sản của đất nước này. Sự kết hợp của ngải bún, sả và trái chúc... cũng khiến nước lèo có vị chua thanh thanh đặc trưng. Tại Sài Gòn, bạn có thể thưởng thức món bún này tại chợ Lê Hồng Phong.