Tác dụng của tỏi với sức khỏe con người:
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 3, cho biết tỏi được dùng để chữa khá nhiều bệnh như cảm cúm, ho gà, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, đau thần kinh tọa, tẩy giun kim. Nhiều nghiên cứu của nước ngoài cho thấy tỏi tác dụng ngăn ngừa ung thư, virus cúm. |
Không nên kết hợp tỏi cùng món này:
Trứng kết hợp với tỏi có thể sinh ra những chất không có lợi cho sức khỏe, nhất là khi chiên tỏi và trứng bị cháy. Bác sĩ An Thị Kim Cúc, Phó Chủ nhiệm khoa Sức khỏe cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, cho biết tỏi chiên cháy thường sinh ra chất độc, không có lợi cho cơ thể. Do đó, nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên ăn trứng cùng tỏi. |
Ăn tỏi cùng món này gây rối loạn tiêu hóa:
Lương y đa khoa quốc gia Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, cho biết theo Đông y, thịt gà tính ôn (ấm), tính cam (ngọt). Trong khi đó, tỏi tính đại nhiệt (nóng). Do đó, kết hợp hai nguyên liệu này với nhau khiến món ăn càng trở nên nóng, khó tiêu, dễ sinh ra táo bón, kiết lị. Trong trường hợp bị táo bón do ăn thịt gà với tỏi, cách chữa trị là nấu lá dâu lấy nước để uống. |
Ai không nên ăn tỏi?
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 3, cho biết tỏi có vị cay, tính nóng, nên người mắc các bệnh về gan khi ăn tỏi sẽ gây kích thích mạnh, tình trạng nóng gan sẽ nặng hơn, lâu dài dẫn đến tổn thương gan. Ngoài ra, tỏi có thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt sẽ được các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi. |
Vì sao người bị tiêu chảy không nên ăn tỏi?
Theo bác sĩ Vũ, người bị tiêu chảy không nên ăn tỏi, vì allicin trong tỏi làm tăng kích thích thành ruột, ngoài ra, còn dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, khiến bệnh càng thêm trầm trọng. |
Thói quen nào khi ăn tỏi dễ gây loét dạ dày?
Bác sĩ Vũ cho biết chất allicin trong tỏi dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, gây nóng trong, rát dạ dày. Do đó, bạn nên tránh ăn tỏi lúc đói vì dễ dẫn đến loét dạ dày. |
Giấm tỏi chuyển màu xanh không gây nguy hại?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết sau một thời gian nhất định cùng điều kiện bảo quản không tốt, lọ giấm tỏi ớt bị mở ra liên tục, tình trạng bay hơi khiến hỗn hợp này chuyển màu xanh ngà. Tuy nhiên, màu xanh này không độc hại, cũng không mang lại tác dụng nào khác cho con người, dù tốt hay xấu. |
Bảo quản tỏi trong tủ lạnh có thể nhanh bị hỏng.
Theo Healthshots, nhiệt độ dưới 4,4 độ C sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển của mầm xanh từ tỏi, thậm chí phát triển nấm mốc gây hại cho sức khỏe khi ăn. Làm lạnh cũng khiến phần thịt tỏi mềm khá nhanh và biến dạng. Vì thế, bạn nên bảo quản tỏi nguyên củ và tép chưa bóc vỏ trong hộp đựng thoáng mát, khô ráo và thoáng mát. Cách này có thể giữ tỏi trong 2-3 tháng. |
Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.