Theo hướng dẫn mới của Sở Y tế TP.HCM, tại cộng đồng, ngành y tế thành phố sẽ khai thác thông tin về yếu tố dịch tễ người dân khi có các triệu chứng phát ban có bóng nước cấp tính không rõ nguyên nhân và có một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng sau: sốt trên 38 độ C, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược.
Những người có triệu chứng này được xếp vào nhóm nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Còn trường hợp có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ là người thuộc nhóm nghi ngờ (như trên) kèm theo một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau:
- Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh có thể, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục) hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ dùng cá nhân của người bệnh.
Hình ảnh virus đậu mùa khỉ hình bầu dục (bên trái) được tìm thấy trong mẫu da người. Ảnh: AP. |
- Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ.
- Có các triệu chứng bệnh nêu trên đến mức phải nhập viện.
Các tiêu chí này nằm trong Hướng dẫn giám sát phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn của trong thời gian chờ Bộ Y tế.
Tại cửa khẩu, những người nhập cảnh qua đường hàng không, hàng hải cũng được giám sát thân nhiệt (qua máy đo) và triệu chứng nghi ngờ để kịp thời phát hiện sớm trường hợp có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Những người nhập cảnh sẽ được bộ phận kiểm dịch y tế, nhân viên y tế khai thác tiền sử di chuyển, tiếp xúc động vật hoang dã, kể cả thịt, mẫu và các bộ phận của chúng; tiếp xúc gần với người nghi ngờ hoặc xác định bệnh...) trong vòng 21 ngày.
Những người có nguy cơ cao được lấy mẫu xét nghiệm để xác định bệnh. Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh sẽ được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) sẽ điều tra trường hợp có tiếp xúc gần với người bệnh để lập danh sách, theo dõi giám sát theo quy định.
Theo thống kê của Our World in Data, tính đến ngày 10/6, toàn cầu đã ghi nhận 1.566 ca mắc nghi ngờ và xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó, số ca xác định là 1.472.
Giáo sư Trần Tịnh Hiền, Giám đốc chuyên môn Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, phân tích đậu mùa khỉ (Monkeypox) là bệnh truyền nhiễm rất hiếm.
Cái tên Monkeypox (tức đậu mùa khỉ) có từ năm 1958. Khi có bệnh phát ở 2 dòng khỉ nuôi để nghiên cứu của CDC Mỹ. Bệnh trên người phát hiện năm 1970 ở Congo, không biết nguồn lây từ đâu. Sau 40 năm, đến 2017, bệnh tái xuất ở Nigeria.
Hiện Bộ Y tế chưa có hướng dẫn chính thức về trường hợp nghi ngờ, xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ. Cơ quan này đề nghị các địa phương đặc biệt lưu ý là người đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, gồm: Bénin, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Congo, Gabon, Ghana, Bờ Biển Ngà, Liberia, Nigeria, Sierra Leone và Nam Sudan.
Dịch Đậu mùa khỉ
WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban bố đợt bùng phát đậu mùa khỉ ở châu Phi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu lần thứ 2 trong 2 năm.
Hàn Quốc xác nhận 3 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
Đến nay, tổng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận tại Hàn Quốc 16 trường hợp, đa số không có lịch sử du lịch nước ngoài.
Người nhiễm HIV có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc đậu mùa khỉ
Nghiên cứu cho biết nếu mắc bệnh đậu mùa khỉ, người nhiễm HIV sẽ hình thành các vết loét lớn khắp cơ thể và có nguy cơ tử vong lên đến 15%.
Bệnh lây qua đường tình dục bùng phát mạnh trên toàn cầu
Mặc cho tương tác xã hội bị giảm đi nhiều trong 3 năm đại dịch, các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn gia tăng trên toàn thế giới.
WHO cảnh báo đậu mùa khỉ vẫn là căn bệnh gây nguy hiểm trên toàn cầu
Theo The Siasat Daily, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát mạnh mẽ của bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).