Trong bối cảnh thị trường cho vay mua nhà ở mờ nhạt và quốc gia đối mặt với tình trạng dân số già, các ngân hàng thương mại của Trung Quốc đang kéo dài độ tuổi tối đa vay thế chấp cho người mua nhà, Sixth Tone đưa tin.
Nhiều ngân hàng thương mại đã mở rộng giới hạn độ tuổi cho người vay trả hết các khoản nợ từ 70 tuổi lên 80 tuổi, tức là thêm 10 năm.
Theo quy định mới, người mua nhà ở tuổi 50 hiện có thể đăng ký thời hạn thế chấp tối đa là 30 năm. Để tiếp cận cùng thời hạn trước đây, người mua phải dưới 40 tuổi.
Một chi nhánh khu vực của Ngân hàng CITIC ở miền nam Trung Quốc đã áp dụng quy định mới trong tuần này. Theo truyền thông địa phương, ít nhất 8 người buôn bán bất động sản trong thành phố đã mời chào người mua với chính sách mới.
Đợt suy giảm năm 2022 trên thị trường bất động sản Trung Quốc là đợt suy giảm trầm trọng nhất trong thời gian gần đây. Ảnh: China Daily. |
Các ngân hàng khác cũng công bố động thái kéo dài độ tuổi tối đa cho người vay mua nhà. Chi nhánh Hàng Châu của Ngân hàng CITIC và Ngân hàng Bắc Kinh đã tăng giới hạn độ tuổi với người vay lên 75 tuổi.
Tin tức nhanh chóng thu hút sự chú ý trên mạng, làm dấy lên các cuộc thảo luận về tính khả thi và rủi ro có thể xảy ra của các chính sách như vậy, đặc biệt khi tuổi thọ trung bình của người dân Trung Quốc ở mức 78,2 tuổi, theo số liệu vào năm 2021.
“Tôi có thể mất việc ở tuổi 35, nghỉ hưu ở tuổi 65 và trả tiền thế chấp ở tuổi 80. Thật là một viễn cảnh khó tưởng tượng nổi”, một người dùng bình luận trên Weibo.
Dưới góc độ quan sát của các nhà phân tích, chính sách cho vay mua nhà này càng nhấn mạnh vào tình trạng nhân khẩu học đang già đi của Trung Quốc.
Nước này dự kiến công bố kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu lên 65 tuổi vào năm 2055 để đối phó với tình trạng già hóa dân số, theo báo cáo gần đây của công ty bảo hiểm CITIC. Hiện nay, theo quy định của pháp luật Trung Quốc, độ tuổi về hưu đối với nam là đủ 60 tuổi, với nữ là đủ 55 tuổi.
Các nhà phân tích dự đoán đến năm 2050, cứ 4 người ở Trung Quốc thì có một người sẽ nghỉ hưu và dân số trong độ tuổi lao động giảm 10%, kéo theo những tác động kinh tế to lớn. Ảnh: Reuters. |
Yan Yuejin, giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu E-house Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải, đánh giá: “Chính sách cho vay mới nhắm vào nhóm nhân khẩu học trung niên từ 40-59 tuổi, chiếm đáng kể trong dân số Trung Quốc, khoảng 31%”.
“Ở một mức độ nào đó, đây có thể là một loại 'khoản vay chuyển tiếp'", Yan nói, đề cập đến khoản vay mua nhà cá nhân mà cha mẹ và con cái đóng vai trò là người đồng vay. Con cái sẽ phải tiếp tục trả nợ khi phụ huynh không thể thực hiện được.
Thị trường bất động sản Trung Quốc đã "sa lầy" trong nợ nần trong vài năm qua.Theo Bloomberg, tình trạng sụt giảm nhà ở chưa từng có của Trung Quốc và việc ngừng xây dựng đã khiến các nhà phát triển bất động sản ở quốc gia tỷ dân điêu đứng.
Doanh thu bất động sản vào năm 2022 lao dốc mạnh và chạm mức thấp nhất 7 năm.
Chính phủ và các tổ chức tài chính hy vọng sẽ hồi sinh lĩnh vực này bằng cách cung cấp các khoản thanh toán trước nhỏ hơn và tỷ lệ thế chấp thấp hơn, thậm chí khuyến khích người lao động khu vực nhà nước mua nhà ở không bán được với giá chiết khấu.
Trong giai đoạn thị trường nhà ở trì trệ, các ngân hàng cũng đang tìm kiếm những khách hàng mới có thu nhập đáng tin cậy.
Nhân sự thời Gen Z
Theo tác giả, TS Hồng Duyên trong cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z - câu chuyện cũ kể theo cách mới", Gen Z quan tâm nhất đến sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống và hạnh phúc cá nhân. Họ cũng muốn biết những gì được mong đợi trong công việc; muốn được đầu tư sâu vào công việc, biết được thời gian và nỗ lực của họ có ý nghĩa. Thế hệ này cũng quan tâm đến sự nghiệp trong kinh doanh, chăm sóc sức khỏe và công nghệ. Những thay đổi này sẽ tạo ra thách thức mới trong bài toán quản trị của các doanh nghiệp.