Len lỏi sau một dãy những nhà máy nhỏ với tiếng máy móc sản xuất vang vọng ra đường phố, một cửa hàng Dior với diện tích lớn, gợi cảm giác sang trọng đột ngột đập vào mắt bất cứ ai đi đường, theo Nikkei Asia.
Khung cảnh đối lập ấy tồn tại ở Seongsu, một khu phố tại Seoul - thủ đô của Hàn Quốc. Một dãy những con phố gợi vẻ cũ kỹ, nổi tiếng với các quán bar bán cà phê rang xay thủ công và nhà hàng tọa lạc trong các nhà kho được chuyển đổi mục đích sử dụng.
Theo thời gian, nơi này phát triển thành một sự pha trộn độc đáo giữa các nhà máy sản xuất tồn tại từ những năm 1970 với các cửa hàng chuyên phục vụ nhóm thanh niên thích ăn chơi, có gu thời trang sành điệu.
"Brooklyn của Seoul"
Vị trí của Seongsu, tập trung các quán cà phê và cửa hàng quần áo nổi tiếng, là khu vực lý tưởng để tiếp cận với thế hệ MZ.
Thuật ngữ này đang được sử dụng phổ biến ở Hàn Quốc chỉ sự kết hợp giữa thế hệ Millennials (những người sinh từ năm 1981 đến 1996) và Gen Z (những người sinh từ năm 1997 đến 2012). Đây là nhóm khách hàng tiềm năng nhất cho các dịch vụ giải trí, thời trang, ăn uống mà nhiều bên hướng đến.
Khách hàng trẻ tuổi đổ xô đến một quán cà phê tại một địa điểm từng là nhà máy sản xuất túi xách. Ảnh: Nikkei. |
Trước khi nền kinh tế Hàn Quốc cất cánh và xứ kim chi xếp vào hàng các quốc gia phát triển, Seongsu vốn chủ yếu là nơi các công ty sản xuất da và giày đặt nhà máy.
Ngoài ra, nơi này thu hút đông cửa hàng in ấn hoặc tiệm sửa chữa ôtô vào những năm 1970, song sự suy giảm sau đó của ngành công nghiệp nhẹ đã khiến nhiều cơ sở phải đóng cửa.
Trong quá khứ, trong khi giá đất bắt đầu tăng ở những nơi khác ở Seoul, riêng Seongsu lại bị tụt lại phía sau vì hầu hết tòa nhà đều cũ, theo một quan chức hành chính của khu vực này.
Tình hình chỉ thay đổi vào đầu những năm 2010, khi các doanh nhân trẻ tìm kiếm nơi có giá thuê mặt bằng thấp - những nhà kho bằng gạch - để cải tạo và mở quán cà phê; còn các nghệ sĩ bắt đầu sử dụng các không gian trống làm phòng trưng bày.
Từ đó, các đầu bếp và nhà thiết kế mới nổi cũng tìm về khu vực này để mở nhà hàng và cửa hàng của riêng họ.
Đến năm 2019, Seongsu càng nổi tiếng và được chú ý nhiều hơn, sau khi chuỗi cà phê Blue Bottle đến từ California (Mỹ) khai trương địa điểm đầu tiên ở khu vực này.
Ngay sau đó, "gã khổng lồ" của ngành làm đẹp trong nước - tập đoàn Amorepacific cũng mở cửa hàng kiêm phòng trưng bày quy mô lớn tại đây, trên vị trí cũ của một cửa hàng sửa chữa ôtô và tiến hành sửa chữa, tân trang lại.
Năm ngoái, đến lượt hãng thời trang xa xỉ của Pháp - Dior - mở cửa hàng quy mô lớn, đầu tư nhiều về không gian và nội thất.
Với các nhà máy và nhà để xe được cải tạo lại khiến khu vực trở nên sôi động và mang lại cảm giác thời thượng, Seongsu giờ được gọi với biệt danh là "Brooklyn của Seoul".
Vẻ hoài cổ pha lẫn hiện đại giúp khu vực này trở thành "thỏi nam châm" thu hút giới trẻ Seoul. Ảnh: Nikkei. |
Người trẻ tự gây dựng
Tháng trước, nhà sản xuất mì ăn liền Nongshim, đơn vị kinh doanh món mì ramen cay Shin phổ biến ở Hàn Quốc, đã tìm cách tận dụng danh tiếng đang lên của khu Seongsu để mở một cửa hàng dạng pop-up (tạm thời) và quán ăn tự phục vụ, trên địa điểm của một nhà máy cũ.
Điều đáng chú ý nhất về Seongsu là sự chuyển đổi được thúc đẩy bởi thế hệ trẻ mà không có bất kỳ kế hoạch đổi mới chính thức nào của các nhà phát triển thương mại hoặc chính quyền địa phương.
Hiện tại, các công ty khởi nghiệp cũng dồn về đây, đang mang lại một lượng lớn lực lượng lao động.
Một nhà nghiên cứu tại Ngân hàng Shinhan, với thâm niên 15 năm kinh nghiệm bất động sản ở Seongsu đánh giá thông thường, một thị trường địa phương đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ có xu hướng suy giảm nhanh chóng.
"Nhưng Seongsu có thể duy trì giá trị bền vững như một thị trấn đặc biệt với cảm giác hoài cổ. Giá thuê ngày càng tăng buộc các nhà máy nhỏ phải đóng cửa, đẩy nhanh quá trình thay đổi của khu phố”, người này phân tích, lưu ý thêm rằng tiền thuê cửa hàng đã tăng gấp 4 lần trong 5 năm qua.
Lý do khiến chúng ta thích tích trữ sách
Bất chấp sự ra đời của sách nói và sách điện tử, sách bìa cứng và bìa mềm vẫn tiếp tục tràn ngập thị trường dành cho những độc giả thích giao diện sách giấy. Trọng lượng khi cầm trên tay và cảm giác được lật giờ từng trang khiến họ thích thú. Với những người yêu sách, việc phải vứt bỏ một cuốn là chuyện đau lòng, dù họ đã đọc xong và biết rằng không bao giờ lật ra một lần nào nữa, theo Washington Post.