Những người làm việc trong giá lạnh cùng cực khắp thế giới
Thứ hai, 28/1/2019 05:37 (GMT+7)
05:37 28/1/2019
Các nhà khoa học ở Nam Cực, chuyên gia về tuyết lở, nông dân Alaska và người quản lý kho công nghiệp đông lạnh phải chịu đựng cái lạnh cực độ để làm công việc của họ.
Đối với những người phải làm việc trong điều kiện lạnh giá vùng cực hay trong các kho đông lạnh, cái lạnh cùng cực đã trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống. Guardian đã trò chuyện với một số người ở các vùng khí hậu khắc nghiệt để tìm hiểu công việc của họ. Ảnh: Getty.
Mikhail Etigelow, 56 tuổi, ở Oymyakon, Nga, cùng con trai và anh rể, quản lý 100 con ngựa của gia đình. Họ lai tạo ngựa để chúng có lông dày hơn và lớp mỡ giữ ấm vào mùa đông, khi nhiệt độ dao động từ -50 đến -20 độ C. Ông phải làm việc bên ngoài mỗi ngày nên rất cần giữ ấm nếu không muốn mất tai hoặc ngón tay. Trung tâm chấn thương ở Yakutsk, thành phố gần đó, tiến hành hàng chục ca cắt cụt chi hàng năm do ngón tay và ngón chân bị tê cóng. Ảnh: Guardian.
Renae Zackar, 40 tuổi, Iguigig, Alaska sống ở cửa sông trên hồ Iliamna ở Alaska trong ngôi làng khoảng 60 người. Khi hồ đóng băng từ tháng 12 đến khoảng tháng 5, họ sử dụng lớp băng như đường cao tốc để đi từ làng này sang làng khác. Ít nhất một nửa khẩu phần ăn của gia đình cô đến từ cá, thực vật và động vật bản địa săn bắn được. Họ cũng săn tuần lộc và nai sừng tấm vào mùa đông, bẫy động vật lông thú như chó sói, hải ly, rái cá và linh miêu rồi dùng lông của chúng để giữ ấm. Ảnh: Guardian.
Madi Rosevear, 27 tuổi, nghiên cứu sinh làm việc tại Nam Cực, đo lường sông băng Totten để tìm hiểu cách đại dương làm tan chảy thềm băng. Khi đáp máy bay xuống đây, cô cảm thấy khó thở vì không khí lạnh và khô ngay lập tức hút hơi ẩm khỏi mọi thứ. Mùa hè rơi vào tháng 12 và tháng 1. Ánh sáng ban ngày kéo dài 24 giờ một ngày. Cơ sở nghiên cứu là một cộng đồng nhỏ, khép kín gồm các nhà khoa học và nhân viên. Họ phải vật lộn với sự nguy hiểm của cái lạnh và sự cô lập. Ảnh: Australian Antarctic Division.
Matt Bennett, 26 tuổi, trưởng nhóm tủ đông công nghiệp, Kho lạnh Chiltern, Peterborough, Anh, phải làm việc trong các tủ đông được niêm phong và khóa kín với nhiệt độ khoảng -25 độ C. Mỗi khi bước vào đây, một luồng không khí cực lạnh lại phả vào mặt anh. Đôi khi anh nhìn thấy những bông tuyết lơ lửng trong không gian. Công việc trở nên kỳ lạ vào những tháng mùa hè khi anh bước ra khỏi kho lạnh và bắt đầu đổ mồ hôi. Bennett phải tránh xa sức nóng để cho ngón tay tự rã đông và tránh bị bỏng rát. Ảnh: Observer.
Jimmy Tart, 41 tuổi, người kiểm soát trượt tuyết và cảnh báo tuyết lở ở Utah, Mỹ, từng bị hạ thân nhiệt khi làm việc khiến anh không ngừng run rẩy và tay chân lạnh như khối băng. Anh có 16 năm kinh nghiệm dự báo, phòng tránh, giảm thiểu tuyết lở và hướng dẫn mọi người về an toàn vùng núi tuyết. Anh có thể dự báo tuyết lở bằng cách đào hố rồi trèo vào để phân tích địa tầng. Vì phải làm việc liên tục ngoài trời lạnh nên anh thường mặc nhiều lớp áo và chống đẩy để giữ máu lưu thông. Ảnh: Observer.
Nhân viên kiểm soát an toàn Brian Rougeux cùng sinh viên Febin Magar lắp ráp một vòm radar cho trại nghiên cứu bên cạnh sông băng Helheim. Các nhà khoa học phải làm việc với tay để trần, vì vậy thử thách lớn nhất là giữ ấm cho đôi tay. Ảnh: Reuters.
Sinh viên Febin Magar nhìn đống lửa thiêu đốt số gỗ còn sót lại trong một trại nghiên cứu. Ảnh: Reuters.
Trại nghiên cứu của nhà hải dương học David Holland bên cạnh sông băng Helheim, Greenland. Các nhà khoa học dành phần lớn thời gian ở trong trại nghiên cứu này. Khi ở trong không gian rộng lớn, yên tĩnh và hẻo lánh ở Bắc Cực, người ta có thể bị choáng ngợp và cảm thấy bị cô lập. Ảnh: Reuters.
Nhân viên kiểm tra an toàn Brian Rougeux sử dụng máy khoan để lắp đặt ăng ten cho các dụng cụ khoa học được để lại trên đỉnh sông băng Helheim. Ảnh: Reuters.
Hơn 1.500 máy bay riêng đã hạ và cất cánh tại thành phố Davos của Thụy Sĩ, gây quan ngại về môi trường trong những ngày diễn ra sự kiện có các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu.
Hãng tàu thủy Na Uy tuyên bố sẽ bắt đầu sử dụng nhiên liệu khí sinh học làm từ cá chết, thức ăn thừa để cung cấp năng lượng cho các tàu du lịch mà không gây ô nhiễm môi trường.
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học cho thấy băng ở Nam cực đang tan với tốc độ cao hơn những năm trước, dấu hiệu của sự nóng lên toàn cầu do con người gây nên.