Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những người nên tẩy giun thường xuyên

Việc tẩy giun định kỳ không chỉ giúp loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi cơ thể mà còn góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể.

Trẻ em là nhóm có nguy cơ nhiễm giun cao nhất. Ảnh: Adobe Stock.

Tẩy giun định kỳ là biện pháp quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt tại những khu vực có điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo hoặc có tỷ lệ nhiễm giun cao. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một số nhóm người nên được tẩy giun thường xuyên để phòng ngừa các biến chứng do giun ký sinh gây ra.

Trẻ em là nhóm có nguy cơ cao nhất và cần được ưu tiên trong các chương trình tẩy giun định kỳ. WHO đề xuất trẻ từ 12 tháng đến 14 tuổi, bao gồm cả trẻ mẫu giáo và trẻ trong độ tuổi đi học, nên được tẩy giun mỗi năm một đến hai lần. Việc này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của giun đường ruột lên sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Không chỉ trẻ em, phụ nữ vị thành niên và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (không mang thai) cũng nằm trong nhóm cần quan tâm. Nếu họ sinh sống tại những khu vực lưu hành giun truyền qua đất, việc tẩy giun định kỳ sẽ giúp giảm nguy cơ thiếu máu và các vấn đề dinh dưỡng do giun gây ra.

Ngoài ra, người lớn sống trong điều kiện vệ sinh kém, thường xuyên tiếp xúc với đất bẩn hoặc thực phẩm không đảm bảo an toàn cũng nên tẩy giun đều đặn. Trong một số gia đình, việc một thành viên nhiễm giun cũng có thể làm tăng nguy cơ cho cả những người khác, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.

Những người đi du lịch đến vùng có tỷ lệ nhiễm giun cao cũng không nên chủ quan, theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS). Việc tham khảo ý kiến bác sĩ về tẩy giun cả trước và sau chuyến đi là điều cần thiết, nhất là khi có các dấu hiệu bất thường như đau bụng kéo dài, tiêu chảy hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.

Tẩy giun là hành động đơn giản, chi phí thấp nhưng mang lại lợi ích lớn nếu được thực hiện đúng cách và đúng thời điểm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người dân cần tuân theo hướng dẫn từ cơ sở y tế, đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai và những người có bệnh lý nền.

Nước tăng lực sẽ gặm nhấm cơ thể bạn từ bên trong

Nhiều người thường nhờ tới các loại nước tăng lực khi mệt mỏi hay muốn nâng cao thể lực. Nếu thỉnh thoảng bạn uống các loại nước này thì không có vấn đề gì, tuy nhiên nếu chúng thường xuyên được uống hay phải uống mỗi ngày thì có một điều bạn nhất định nên biết. Đó là các thành phần của nước tăng lực.

Trong một chai nước tăng lực 125cc này có ghi thành phần nguyên liệu là “Carbohydrate (đường, đường lỏng glucose, fructose)”, bảng giá trị dinh dưỡng có ghi “Carbohydrate 19g”, tức là trong một chai nước này có chứa 19g carbohydrate.

Bộ Y tế - Lao động & Phúc lợi Nhật Bản đã ước tính, nhu cầu tối thiểu cho lượng carbohydrate loại tiêu hóa được trong một ngày là 100g. Uống một chai nước tăng lực 125cc này, bạn đã hấp thu gần một phần năm nhu cầu tối thiểu của cơ thể.

Nhồi máu cơ tim ở tuổi 35

Nhồi máu cơ tim cấp từng được coi là bệnh lý chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, căn bệnh nguy hiểm này dần có xu hướng trẻ hóa.

Kỳ Duyên

Bạn có thể quan tâm