Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao trẻ mắc tay chân miệng rồi vẫn có thể bị lại?

Trẻ đã mắc tay chân miệng hoàn toàn có thể tái nhiễm nếu tiếp xúc lại với nguồn lây bệnh hoặc nhiễm từ nguồn khác.

Bệnh tay chân miệng thường ảnh hưởng tới trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Ảnh minh họa: CDC.

Tuần vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) ghi nhận sự gia tăng đáng kể số ca mắc bệnh tay chân miệng. Theo số liệu thống kê, thành phố có 476 trường hợp nhiễm bệnh, tăng 36,6% so với mức trung bình của 4 tuần trước đó.

Tình hình tương tự cũng được ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 2, nơi số lượng bệnh nhi đến khám và điều trị tay chân miệng có xu hướng tăng lên.

Trước tình hình này, bác sĩ chuyên khoa I Trần Ngọc Lưu, khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, đã đưa ra những khuyến cáo quan trọng dành cho các bậc phụ huynh nhằm chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ.

Bác sĩ Lưu cho biết tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhóm siêu vi đường ruột gây ra và có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người, dễ bùng phát thành dịch. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, thông qua nước bọt, dịch từ các mụn nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

Mặc dù có thể xuất hiện quanh năm, tay chân miệng thường có xu hướng gia tăng vào hai khoảng thời gian chính, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, đặc biệt phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Phụ huynh cần lưu ý những dấu hiệu ban đầu cho thấy trẻ có khả năng mắc bệnh, bao gồm sốt (từ nhẹ đến cao), xuất hiện các vết loét ở miệng, và nổi các nốt hồng ban dạng mụn nước ở các vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, khuỷu tay và mông.

Bệnh tay chân miệng tiềm ẩn nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể trẻ không qua khỏi nhanh chóng, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến não bộ, chẳng hạn như viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não, cũng như các biến chứng nguy hiểm khác liên quan đến tim mạch và hô hấp.

Theo bác sĩ Lưu, trẻ em đã từng mắc bệnh tay chân miệng vẫn có nguy cơ tái nhiễm nếu tiếp xúc lại với nguồn lây bệnh. Nguyên nhân là hệ miễn dịch của trẻ đối với bệnh lý này không bền vững, không tạo được miễn dịch trọn đời đối với tất cả các chủng virus gây bệnh.

Hiện, Việt Nam chưa triển khai tiêm chủng vaccine phòng ngừa bệnh tay chân miệng, biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất mà phụ huynh có thể thực hiện cho con em mình là hạn chế việc tiếp xúc với người bệnh.

Bác sĩ Lưu khuyến cáo phụ huynh không nên chủ quan, cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi nghi ngờ hoặc phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tay chân miệng để được chẩn đoán chính xác và có phương án xử trí kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Cha mẹ ái kỷ

Với cuốn sách này, hai tác giả Margalis Fjelstad & Jean McBride muốn đem tới cho người đọc, đặc biệt là các bậc cha mẹ một thông điệp: Không ai sinh ra đã là một người cha, người mẹ hoàn hảo. Chúng ta hoàn hảo hơn khi đảm đương vai trò làm cha mẹ. Nuôi dạy con cái, cũng là lúc người lớn học cách hoàn thiện bản thân để có thể đảm đương tốt vai trò mới.

TP.HCM kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa và thực phẩm dinh dưỡng

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là sữa chế biến và thực phẩm dinh dưỡng y học, từ 21/4-30//5.

Những thực phẩm cần thận trọng khi ăn mùa nắng nóng

Vào những ngày nắng nóng, thức ăn đường phố dễ biến thành “ổ” vi khuẩn nếu không được bảo quản đúng cách.

Loại đái tháo đường thường tấn công người trẻ

Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, nhiều bệnh nhân đái tháo đường type I nhập viện trong tình trạng đã có biến chứng, phần lớn là người trẻ hoặc trẻ em.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm