Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những người tuyệt đối không uống rượu bia vào ngày Tết

Trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh như viêm gan, tiểu đường hay đang uống thuốc không nên uống rượu bia vì có thể gây nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Uống rượu bia có thể gây hậu quả tiêu cực cho nhiều người. Ảnh: Eatthisnotthat.

Vào những ngày lễ Tết, uống rượu bia là thói quen thường thấy ở mỗi gia đình. Uống rượu điều độ và có trách nhiệm có thể mang lại niềm vui cho mọi người. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe và nhiều tác động khó chịu đó sẽ tăng lên nếu bạn uống không đúng lúc. Trên thực tế, một số trường hợp uống rượu có thể gặp nguy hiểm.

Những nhóm người này bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai, đang uống thuốc hoặc mắc những bệnh như dị ứng rượu, có vấn đề về gan, huyết áp cao, hen suyễn... Ngoài ra, những người lái xe, vận hành máy móc hoặc tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự tập trung, kỹ năng hoặc sự phối hợp không nên uống rượu trước các hoạt động này.

Trẻ em và thanh thiếu niên

Trẻ em và thanh thiếu niên nên tránh uống rượu hoàn toàn. Các nghiên cứu đã chỉ ra cứ thêm một năm trước 21 tuổi mà một người bắt đầu uống rượu, khả năng người đó sẽ phát triển chứng nghiện rượu vào một thời điểm nào đó trong đời càng cao.

Những người bắt đầu uống rượu từ khi còn trẻ có thể bị ảnh hưởng xấu lâu dài đối với trí nhớ, sự tập trung, kỹ năng thị giác không gian, lý luận, lập kế hoạch và các hành vi hướng đến mục tiêu. Uống rượu trong thời niên thiếu cũng có thể ảnh hưởng sự phát triển của não, dẫn đến những bất thường.

Phụ nữ mang thai

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), phụ nữ mang thai hoặc đang lên kế hoạch thụ thai không nên uống rượu bia. Phụ nữ mang thai uống rượu có thể khiến em bé bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng và vĩnh viễn như hội chứng rượu bào thai.

Rượu có thể tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của bạn ngay cả khi bạn không phải là người nghiện rượu nặng. Trên thực tế, khả năng sinh sản của cả nam và nữ đều có thể bị ảnh hưởng bởi rượu.

Theo Mayo Clinic, những người muốn mang thai nên tránh uống rượu ngay cả trước khi họ thụ thai. Phụ nữ uống ít nhất 2 ly mỗi ngày có nguy cơ vô sinh cao hơn. Trong khi đó, ở nam giới, uống rượu có liên quan đến việc giảm chất lượng tinh dịch và khả năng vận động của tinh trùng kém, khiến tinh trùng khó di chuyển.

Nguoi tranh uong ruou bia anh 1

Uống rượu bia khi mang thai làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Ảnh: Mybodymybaby.

Người lái xe

Rượu làm giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương và thay đổi nhận thức, cảm xúc, cử động, thị giác và thính giác của người uống. Do đó, những người dự định tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự chú ý, kỹ năng và sự phối hợp, chẳng hạn lái xe hoặc vận hành máy móc, không nên uống rượu trước khi bắt tay vào các hoạt động này. Cơ thể thường giữ lại một lượng cồn trong máu từ 2 đến 3 giờ chỉ sau một lần uống.

Những người đang uống thuốc

Theo Insider, rượu có thể tương tác với nhiều loại thuốc, dẫn đến tăng độc tính, bệnh tật hoặc thậm chí tử vong. Nếu một người uống rượu khi đang dùng thuốc, rượu có thể ảnh hưởng phản ứng dự kiến ​​của thuốc trong cơ thể. Nó có thể làm cho thuốc bị giảm tác dụng hoặc chuyển hóa thành hóa chất độc hại làm tổn thương cơ thể.

Thuốc an thần như thuốc ngủ không kê đơn hoặc thuốc theo toa hoạt động bằng cách làm suy yếu hệ thống thần kinh trung ương, nghĩa là các chức năng quan trọng như nhịp thở và nhịp tim sẽ chậm lại khi bạn dùng thuốc an thần. Đây là cách thuốc an thần giúp bạn cảm thấy thư giãn hoặc buồn ngủ.

Trong khi đó, rượu cũng là chất ức chế hệ thần kinh trung ương. Kết hợp thuốc an thần và rượu có thể khuếch đại tác dụng của cả hai, khiến người uống cảm thấy rất buồn ngủ, mất phương hướng và bối rối. Trong một số trường hợp, tác động có thể đủ mạnh để gây co giật, khó thở, bất tỉnh và tử vong.

Ngoài ra, uống rượu trước hoặc sau khi uống thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen hoặc acetaminophen cũng có thể nguy hiểm. Rượu có thể tương tác với ibuprofen và các NSAID khác để gây chảy máu dạ dày. Uống rượu với lượng lớn trong khi dùng acetaminophen có thể gây tổn thương gan.

Mắc một số căn bệnh

Những người mắc các bệnh như dị ứng rượu, bệnh gan và hen suyễn có thể gặp phản ứng bất lợi khi uống rượu. Các vấn đề sức khỏe mạn tính như tiểu đường và huyết áp cao cũng có thể trầm trọng hơn khi uống rượu.

Do đó, nếu bạn đang mắc một bệnh nào đó, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại rượu nào.

Chữa lành bằng sách

Mục Sức khỏe giới thiệu một số cuốn sách về chủ đề sức khỏe tâm thần dành cho bạn đọc có quan tâm:

Chữa lành sau sang chấn: "Chữa lành sau sang chấn" là một cách tiếp cận sức khỏe tinh thần, thể chất và tâm linh gọi là tâm lý học toàn diện, nơi người tham gia cam kết thực hành mỗi ngày để tự giúp mình khỏe mạnh bằng cách phá vỡ các khuôn mẫu tiêu cực, chữa lành quá khứ.

Đại dương đen là tiếng nói sẻ chia với thế giới của người trầm cảm, đồng thời là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, để những con người ấy có cơ hội được sống hạnh phúc.

Lý do không nên uống rượu, bia sau khi tiêm vaccine Covid-19

Dù ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch, việc uống rượu ở mức độ vừa phải chưa được chứng minh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine Covid-19.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm