“Resenteeism” là xu hướng mới nhất trong lực lượng lao động. Ảnh minh họa: Ron Lach/Pexels. |
“Resenteeism” (tạm dịch: làm việc trong bực bội) là xu hướng mới đáng lo ngại trong lực lượng lao động, theo Glamour.
Đây là sự kế thừa của “quiet quitting” (tạm dịch: âm thầm nghỉ việc - từ chối làm thêm giờ hay nhận công việc nằm ngoài trách nhiệm).
Được tạo ra bởi nhà cung cấp phần mềm quản lý nhân viên RotaCloud, “làm việc trong bực bội” là tiếp tục làm công việc bản thân không hài lòng và không che giấu sự bực bội với nó.
Yếu tố thúc đẩy
Không giống “presenteeism” (tạm dịch: làm việc quá sức - đi làm nhưng không hiệu quả, chẳng hạn như khi bị ốm), những người chán việc cảm thấy thất vọng hơn nhiều về tình hình hiện tại của họ.
“Cuộc đại từ chức” là yếu tố góp phần thúc đẩy xu hướng “làm việc trong bực bội”. Thực tế, khi các nhà tuyển dụng vẫn ưu tiên lấp đầy vị trí còn trống do người lao động bỏ việc để lại, những người chọn ở lại cảm thấy bị đánh giá thấp hoặc đối xử bất công.
Điều này có thể dẫn đến cảm giác bực bội và thiếu động lực lan rộng trong lực lượng lao động.
Tình trạng suy thoái kinh tế đang rình rập cùng chi phí sinh hoạt cao ngất ngưởng cũng đang làm trầm trọng thêm vấn đề.
Với nhiều người đang phải vật lộn để kiếm sống, nỗi sợ mất việc có thể tràn ngập. Sự kết hợp của tâm trạng chán nản khi quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ, hậu quả của xu hướng “âm thầm nghỉ việc” và một khoảng thời gian tiền lương bị đình trệ đã tạo ra làn sóng bất mãn của nhân viên.
Pam Hinds, trưởng bộ phận nhân sự của RotaCloud, cho biết: “Những nhân viên cảm thấy bị đánh giá thấp, không được công nhận và lo lắng về tương lai sẽ không bao giờ hài lòng với công việc. Mặc dù đáng lo ngại, sự gia tăng tâm lý bực bội là điều không bất ngờ”.
“Cuộc đại từ chức”, tình trạng suy thoái kinh tế đang rình rập cùng chi phí sinh hoạt cao ngất ngưởng đang làm trầm trọng thêm vấn đề. Ảnh minh họa: Antoni Shkraba/Pexels. |
Giải pháp
Pam chia sẻ 5 cách để nhân viên đang “làm việc trong bực bội” có thể đối mặt với tình trạng này:
- Bày tỏ mối bận tâm: Nói chuyện với người quản lý hoặc bộ phận nhân sự về cảm giác không hạnh phúc và thất vọng của bản thân. Trung thực về trải nghiệm đang có và đưa ra ví dụ cụ thể về những gì khiến mình không hài lòng.
- Xác định giải pháp tiềm năng: Xác định rõ ràng những gì bản thân cần từ công việc để cảm thấy thỏa mãn và có động lực. Thảo luận với người quản lý về những gì mình đang tìm kiếm trên lộ trình phát triển nghề nghiệp, cân bằng giữa công việc - cuộc sống và sự hài lòng trong công việc.
- Chăm sóc bản thân: Đảm bảo chính mình đang chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm cả việc dành thời gian nghỉ ngơi khi cần.
- Tìm kiếm cơ hội khác: Nếu cảm thấy chưa hài lòng với vị trí hiện tại, hãy khám phá các cơ hội để phát triển trong công ty. Nếu không thấy có sự cải thiện, hãy tìm kiếm công việc mới phù hợp với các giá trị và mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, ngay cả khi phải nhảy ngành.
- Giữ vững tinh thần: Mặc dù công việc là một phần quan trọng trong cuộc sống, đó không phải là duy nhất.
Sự chia sẻ thẳng thắn từ cấp trên và cấp dưới có thể giảm bớt tình trạng nhân viên phải “làm việc trong bực bội”. Ảnh minh họa: Artem Podrez/Pexels. |
Về phía người quản lý hoặc người sử dụng lao động, khi nhận thấy cấp dưới đang phải chịu đựng cảm giác bực bội, họ có thể thử biến văn phòng thành nơi hạnh phúc hơn.
- Khuyến khích sự giao tiếp cởi mở: Tạo môi trường cho nhân viên cảm thấy thoải mái khi bày tỏ mối quan tâm và ý kiến của họ.
- Ủng hộ việc nghỉ ngơi: Nếu nhân viên cần nghỉ phép thêm hàng năm, hãy khuyến khích điều đó.
- Cung cấp hỗ trợ: Cung cấp các nguồn lực như hỗ trợ sức khỏe tâm thần để giúp nhân viên đang gặp khó khăn.
- Thúc đẩy cơ hội phát triển nghề nghiệp: Đầu tư vào nhân viên và đảm bảo họ có lộ trình thăng tiến rõ ràng.
- Tập trung vào sự gắn kết của nhân viên: Lắng nghe cấp dưới, hành động dựa trên sự phản hồi và ưu tiên các nhu cầu của họ.
- Bày tỏ sự đánh giá cao: Tạo văn hóa tích cực, ăn mừng thành công và khen thưởng nhân viên vì nỗ lực của họ.
Nhiều người trẻ xứ châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, thường kết thúc một ngày với webtoon (truyện tranh số). Thế giới ảo này giúp họ tạm quên đi mệt mỏi mà không tốn thời gian hay tiền bạc. Sự phổ biến ngày càng lớn của webcomic, hay còn gọi webtoon (truyện tranh số), đã có tác động tích cực đáng ngạc nhiên đến ngành xuất bản.