Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Những nhân viên chỉ giỏi mang tiếng cười đến văn phòng

Các công ty ở Mỹ đang có xu hướng tìm kiếm nhân sự có khả năng giao tiếp tốt, hòa đồng và giúp đồng nghiệp không "tụt mood".

Nhiều người không có kỹ năng chuyên môn quá xuất sắc, song họ vẫn được đánh giá cao nếu có tính cách tốt. Ảnh minh họa: Mikhail Nilov/Pexels.

Khi một nhân viên văn phòng không quá giỏi chuyên môn nhưng lại hòa đồng, vui vẻ, dễ kết nối mọi người, họ được xếp vào nhóm “personality hire” - người được tuyển dụng nhờ có tính cách tốt.

Theo Worklife, thuật ngữ “personality hire” dùng để chỉ người có cá tính đặc biệt sôi nổi, có khả năng thúc đẩy văn hóa công ty. Họ còn có thể tác động đến động lực làm việc và tâm trạng của nhiều nhân sự khác trong văn phòng.

Sức mạnh của người được thuê nhờ tính cách

Một số ý kiến cho rằng kiểu nhân sự chỉ biết làm trò, gây hài trên văn phòng chẳng khác nào kẻ lười biếng. Họ chỉ đang cố bù đắp những kỹ năng thiếu sót của mình bằng cách mang lại năng lượng vui tươi cho văn phòng.

Nhưng điều này không hề làm nhóm nhân sự được thuê vì tính cách vui vẻ cảm thấy ngượng ngùng. Thay vào đó, họ thấy việc dễ có được thiện cảm chẳng có gì xấu. Thậm chí, những người này biết mình là một phần không thể thiếu trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhiều nhân viên văn phòng cho biết họ rất thích có đồng nghiệp hài hước, hòa nhã và có khả năng kết nối.

nhan vien van phong anh 1

Tại chốn văn phòng, một số nhân sự được thuê nhờ tính cách hòa đồng, biết pha trò, mang lại năng lượng tích cực. Ảnh minh họa: Pavel Danilyuk/Pexels.

Kate Walker, cố vấn điều hành và chuyên gia nhân sự ở bang California (Mỹ), cho biết các doanh nghiệp luôn muốn có những nhân sự có khả năng kết nối, tính cách, thái độ tốt.

“Nhiều công ty thích những nhân viên luôn tràn đầy năng lượng, dễ mến, có thái độ cầu tiến, thích được học hỏi. Những người sở hữu cá tính này nên tự hào về bản thân. Ngoài hoàn thành công việc, họ còn giúp tiếp thêm năng lượng và sự tích cực cho những đồng nghiệp khác”, bà nói.

Wesley Lieser, Phó chủ tịch công ty tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự Versique, nói rằng “personality hire” sẽ góp phần nâng cao văn hóa của một tổ chức.

Theo ông, các công ty đang tìm kiếm những ứng viên từng có kinh nghiệm làm việc ở ngành dịch vụ hoặc đảm nhận các vị trí tiếp xúc với khách hàng, vì đa phần sẽ có kỹ năng giao tiếp tốt. Họ có thể rất có giá trị trong một doanh nghiệp muốn nhân sự trở nên gần gũi với nhau.

nhan vien van phong anh 2

Nhiều người cho rằng nhóm nhân sự được tuyển dụng nhờ có tính cách là những kẻ lười biếng. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels.

Công ty Versique cũng có “ủy ban vui vẻ”, tức một nhóm những người có tính cách cởi mở, sáng tạo cùng nhau thúc đẩy, đưa ra những sáng kiến để cải thiện văn hóa làm việc, tăng sự gắn kết giữa người lao động với doanh nghiệp.

“Chính những điều này làm tăng thêm giá trị cho tổ chức", ông Lieser khẳng định.

Vui vẻ, hòa đồng thôi là chưa đủ

Trong quá trình phỏng vấn, ông Lieser cho biết có một số cách giúp xác định xem ứng viên có tính cách hòa đồng, vui vẻ mà tổ chức đang tìm kiếm hay không.

"Nếu muốn tìm một ai đó giúp cải thiện văn hóa công ty, hãy tập trung vào những câu hỏi như 'Chương trình yêu thích của bạn là gì?', hay 'Bạn sẽ làm gì trong thời gian rảnh?'", ông nói.

Những câu hỏi này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng đây là cách để ông Lieser này xác định xem liệu ứng viên có điểm chung về lối sống hoặc cách làm việc với những đồng nghiệp khác hay không.

nhan vien van phong anh 3

Các nhà tuyển dụng khẳng định nhân sự có tính cách tốt là chưa đủ. Họ vẫn cần những người làm được việc. Ảnh minh họa: Artem Podrez/Pexels.

Tuy nhiên, không doanh nghiệp nào sẽ tuyển dụng một ứng viên vô dụng hoàn toàn, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động đang thắt chặt, và các công ty đang cần những nhân viên làm việc hiệu quả nhất.

Do đó, một nhân sự có tính cách hài hước, hòa nhã thôi là chưa đủ. Theo chuyên gia nhân sự Walker, nhân viên có làm được việc hay không vẫn là điểm mấu chốt.

“Tôi đã phỏng vấn hàng nghìn người và thật vui khi gặp được những người có tính cách dễ chịu, tràn đầy năng lượng và nhiệt tình. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Tôi cần biết họ có chuyên môn hay không. Mọi công ty đều cần những người hoàn thành công việc, tạo ra lợi nhuận”, bà nói thêm.

Bị sa thải nhưng vẫn phải tiếp tục đi làm 3 tháng

Nhiều doanh nghiệp đang "an ủi" nhân sự bị cho thôi việc bằng cách thông báo trước 1-3 tháng, thay vì đột ngột như trước kia.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Nhung nguoi that nghiep vui ve hinh anh

Những người thất nghiệp vui vẻ

0

Vy Phạm (TP.HCM) xin từ chức ở tập đoàn đa quốc gia, sau đó đi trekking và học lái ôtô. Trong khi đó, Linh Trần dùng toàn bộ tiền đền bù do sa thải để đi du lịch nước ngoài.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm