Thói quen đập trứng vào các vật dụng quanh bếp có gây ảnh hưởng đến chất lượng trứng không? Ảnh: Baronmethod.
Nhiều người có thói quen tùy tiện đập trứng vào thành bếp hoặc bất kỳ chỗ nào xung quanh bếp rồi đổ trực tiếp vào nồi. Điều này không chỉ làm vỏ trứng có nguy cơ rơi vào nồi mà còn có thể rơi theo bụi bẩn, gây nhiễm khuẩn món ăn. Không những thế, đập trứng như vậy cũng dễ gặp rủi ro, khiến trứng bị rơi bớt ra ngoài gây lãng phí. |
Ăn 3-4 quả trứng vịt lộn một tuần rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhất là trẻ em? Ảnh: Eric.kingkong.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoa (Trưởng khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM),cho trẻ ăn 3-4 quả trứng vịt lộn một lúc là đưa quá nhiều đạm vào cơ thể, làm trẻ bị ngán và vốn đã biếng ăn sẽ lại càng biếng ăn, thậm chí ăn nhiều còn có thể gây tăng lượng cholesterol xấu trong máu. |
Trứng nấu với cà chua là nguy cơ gây nên bệnh ung thư? Ảnh: Suckhoedoisong.vn.
Trên báo Người lao động, TS Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), cho rằng thông tin lan truyền trên mạng này thiếu cơ sở khoa học và không có giá trị. Thực chất canh trứng nấu cà chua là món ăn rất bổ dưỡng. Trong trứng gà có 12,5% protid, 11,6% chất béo, các vitamin A, D1, D2, E, B và nhiều chất khoáng vi lượng. |
Trứng nấu lòng đào giữ lại được nhiều dưỡng chất nhất? Ảnh: Diabetesdaily.
Trứng gà chưa được nấu chín chứa hợp chất rất khó phân giải, gây ảnh hưởng không tốt đến việc cơ thể hấp thụ và tiêu hóa protein có trong trứng gà. Trong quá trình hình thành, trứng gà đã mang một số vi khuẩn gây bệnh, nên khi chưa được nấu chín, các vi khuẩn này không bị tiêu diệt, rất dễ gây nên bệnh tiêu chảy. |
Trứng luộc xong có thể để trong thời gian bao lâu? Ảnh: Seriouseats.
Trứng đã nấu chín hay luộc chín để quá lâu, khi ăn vào sẽ không có lợi cho sức khỏe. Lúc này một số dưỡng chất có trong trứng sẽ bị giảm đi đáng kể. Ngoài ra, nếu để trứng ở nhiệt trên 10 độ C, trứng cũng sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Do đó, nếu đã nấu trứng thì nên thưởng thức ngay, không nên để quá 12 giờ. |
Trứng luộc xong có nên ngâm vào nước lạnh cho dễ bóc? Ảnh: Simplyrecipes .
Theo chuyên gia tư vấn Kim Mai, trứng vừa luộc chín ngâm vào nước lạnh (lã) sẽ dễ bóc vỏ hơn. Việc làm này khiến cho vỏ trứng và phần lòng trắng sẽ co lại do gặp lạnh, tạo thành khe hở. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng cách làm thiếu khoa học này vì nước lã chứa lượng lớn vi khuẩn. Trứng gà sau khi đã luộc chín thì vỏ trứng không còn tác dụng ngăn chặn vi khuẩn. |
Không nên ăn trứng cùng các loại rau củ? Ảnh: Incredibleegg.
Không ai có thể phủ nhận mức độ quan trọng của rau với sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp rau và trứng lại không phải ý tưởng hay. Một số loại thực phẩm đặc biệt như chè sở hữu tính kiềm và chua. Khi kết hợp, chúng với sắt trong trứng sẽ tạo thành hợp chất gây rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng. Đậu tương cũng khiến món trứng của bạn không hoàn hảo bởi men phân giải protein trong loại hạt này khiến cơ thể bạn không hấp thụ được chất dinh dưỡng. |
Trứng càng to thì càng bổ? Ảnh: Dailymail.
Theo bảng số liệu, giá trị dinh dưỡng trứng ngỗng kém xa trứng gà. Trứng ngỗng có 13,5% chất protein, so với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%). Trong trứng cút có chứa những loại amino axít, khoáng chất, vitamin nhiều tương tự như trứng gà và trứng vịt chứ không hề thấp hơn. |
Không nên rán trứng bằng loại chảo nào sau đây? Ảnh: The Culinary Fanatic.
Cách chế biến món trứng tốt nhất là nên dùng chảo chống dính hoặc các loại chảo không gỉ. Dùng chảo sắt hoặc nhôm sẽ gây dính chảo, không chỉ làm vụn món ăn mà còn gây thất thoát dinh dưỡng. Chảo sắt bị gỉ có thể phát tán ra chất độc hại, ảnh hưởng sức khỏe. |
Lòng đỏ trứng tốt hơn lòng trắng? Ảnh: Doctoroz.
Nhiều người cho rằng lòng đỏ trứng bổ hơn lòng trắng, đây là lỗi sai rất phổ biến. Thực tế, lượng protein có trong lòng trắng trứng chiếm tới 57%. Ngoài ra cấu tạo lòng trắng chủ yếu là vitamin B2 và B3, rất có tác dụng trong việc hỗ trợ hệ thần kinh và tiêu hóa. |