Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những sai lầm khi chăm sóc 'cô bé'

Việc vệ sinh vùng kín đúng cách, ăn uống lành mạnh và khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phụ nữ giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm, nấm, ngứa.

Phụ nữ dễ mắc các bệnh phụ khoa vì vệ sinh sai cách. Ảnh: Ảnh: Thisquarterly.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh Thơ, Phó khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, chăm sóc "vùng tam giác" không chỉ đơn thuần là vệ sinh sạch sẽ mà cần chú ý đến nhiều yếu tố như cách rửa, lựa chọn sản phẩm, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.

Âm đạo vốn có cơ chế tự làm sạch, môi trường pH axit dao động từ 3,8 đến 4,5, giúp duy trì hệ vi sinh có lợi và chống lại vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ có thói quen thụt rửa sâu hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn mạnh, khiến độ pH bị xáo trộn, dễ gây viêm nhiễm.

Phụ nữ không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh, tránh dùng xà phòng hoặc sản phẩm có mùi thơm nồng, thay vào đó nên chọn loại dịu nhẹ, có độ pH phù hợp.

Một yếu tố khác cần được lưu ý là lựa chọn quần lót. Đồ lót bó sát hoặc làm từ chất liệu không thấm hút sẽ khiến vùng kín bí bách, ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.

Phụ nữ nên chọn quần lót cotton, thay và giặt quần thường xuyên, đồng thời tránh quần lọt khe để hạn chế cọ xát và kích ứng. Khi đi vệ sinh, chị em cần lau từ trước ra sau để ngăn vi khuẩn từ hậu môn lây lan sang âm đạo. Việc dùng giấy vệ sinh có hương liệu cũng nên hạn chế vì dễ gây kích ứng và ngứa ngáy.

Trong kỳ kinh nguyệt, vùng kín cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn vì môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Dù máu kinh không phải là chất bẩn, khi tiếp xúc lâu với không khí, vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập. Chị em nên thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ, hoặc sớm hơn nếu thấy ẩm ướt. Đồng thời, nên rửa vùng kín 2-3 lần mỗi ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch dịu nhẹ, tránh rửa quá nhiều lần gây khô và mất cân bằng hệ vi sinh.

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vùng kín. Một số loại thực phẩm như món cay, nhiều dầu mỡ, hành tỏi có thể làm tăng mùi và ảnh hưởng đến độ pH âm đạo. Thay vào đó, nên bổ sung sữa chua để tăng cường lợi khuẩn, uống nước ép việt quất để hỗ trợ sức khỏe bàng quang và ăn trái cây giàu vitamin C nhằm tăng đề kháng, phòng nấm men. Uống đủ nước mỗi ngày là điều kiện cần thiết giúp hệ bài tiết hoạt động tốt và loại bỏ độc tố.

Ngoài ra, phụ nữ cần chú ý khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm các bệnh lý như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, u xơ tử cung hoặc ung thư cổ tử cung. Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ khuyến cáo phụ nữ có quan hệ tình dục nên bắt đầu sàng lọc ung thư cổ tử cung từ 21 tuổi bằng xét nghiệm PAP.

Khi xuất hiện các triệu chứng như khí hư bất thường, ngứa, đau rát khi quan hệ, tiểu buốt, người bệnh không nên tự mua thuốc điều trị mà cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Bên cạnh việc vệ sinh đúng cách và khám sức khỏe định kỳ, duy trì lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ sức khỏe vùng kín. Các bài tập như kegel hoặc yoga nhẹ nhàng không chỉ hỗ trợ lưu thông máu vùng chậu mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ và sức khỏe sinh sản tổng thể.

Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.

Sau 2 năm bị mèo cắn, người phụ nữ mất mạng

Người phụ nữ đột ngột có biểu hiện buồn nôn, đau vùng thượng vị. Ba ngày sau, bà bắt đầu sốt cao, mệt mỏi, sợ nước rồi qua đời.

Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

3 loại thực phẩm bổ sung có thể ngăn ngừa đau tim

Trong khi chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và thay đổi lối sống đóng vai trò chính đối với sức khỏe tim mạch, một số thực phẩm bổ sung nhất định có thể ngăn ngừa đau tim...

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm