Thói quen chăm sóc tóc ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mái tóc. Ảnh minh họa: Ash Cork/Pexels. |
Rụng tóc mất kiểm soát là vấn đề khiến nhiều người lo lắng và cố gắng tìm cách điều trị. Tiến sĩ Craig Ziering (Florida, Mỹ) cho biết nguyên nhân hàng đầu gây rụng tóc là do nội tiết tố. Ngoài ra, ông lưu ý rằng việc duy trì thói quen chăm sóc tóc khỏe mạnh cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này.
Dưới đây, New Beauty tổng hợp những thói quen phổ biến khiến tóc rụng nhiều hơn.
Tóc ướt còn yếu nên cần được chải và gỡ rối nhẹ nhàng. Ảnh minh họa: Koolshooters/Pexels. |
Chải tóc và gỡ rối không đúng cách
Việc kéo mạnh tóc thường xuyên sẽ gây suy yếu và làm hỏng các nang tóc, từ đó khiến tình trạng rụng tóc trầm trọng thêm.
Tiến sĩ Ziering cũng khuyên rằng thay vì sấy tóc quá mạnh, chúng ta hãy vắt nhẹ và thấm khô bằng khăn, sau đó dùng lược răng thưa để gỡ rối nhẹ nhàng từ giữa đến ngọn tóc.
Tóc sẽ yếu hơn khi ướt, do đó ông khuyên nên đợi cho đến khi tóc khô hoàn toàn mới sử dụng bàn chải, lược hoặc dụng cụ tạo kiểu tóc.
Người dùng nên hạn chế sử dụng các thiết bị tạo kiểu. Ảnh minh họa: Jessica Ticozelli/Pexels. |
Sử dụng các thiết bị nhiệt
Nhà tạo mẫu tóc Paul Labrecque cảnh báo rằng sức nóng từ các thiết bị tạo kiểu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mái tóc.
Cụ thể, tóc sẽ khô, yếu và dễ gãy rụng hơn nếu sử dụng các thiết bị này hàng ngày.
Căng thẳng kéo dài làm gián đoạn chu kỳ phát triển của tóc. Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels. |
Thường xuyên căng thẳng
Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ khiến các nang tóc chậm hoặc ngừng phát triển. Sau đó, chúng sẽ rụng nhanh chóng.
Ba tháng sau, tình trạng này có thể vẫn còn tiếp diễn, nhưng thông thường chu kỳ phát triển của tóc sẽ cân bằng lại theo thời gian. Do đó, điều mọi người cần lưu ý là kiểm soát mức độ căng thẳng.
Nối tóc khiến chân tóc bị yếu và gãy rụng nhiều. Ảnh minh họa: Element Digital/Pexels. |
Nối tóc
Khi nối tóc, phần tóc thật sẽ phải chịu thêm một lực kéo đáng kể. Điều này ảnh hưởng đến các nang tóc hiện có, khiến tóc đã bị hư tổn càng trở nên yếu hơn.
Việc nối tóc liên tục có thể khiến các sợi tóc bị gãy hoặc rụng, thậm chí gây tổn thương vĩnh viễn cho các nang tóc.
Hóa chất của thuốc nhuộm là nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc. Ảnh minh họa: Pixabay/Pexels. |
Lạm dụng thuốc nhuộm
Tẩy tóc và các phương pháp như nhuộm, uốn, duỗi đều có thể dẫn đến rụng tóc.
Tiến sĩ Ziering cũng cảnh báo rằng nếu hóa chất đốt cháy da đầu và để lại sẹo ở nang tóc, chúng thậm chí có thể gây rụng tóc vĩnh viễn.
Gội đầu quá nhiều không tốt cho tóc và da đầu. Ảnh minh họa: Maria Orlova/Pexels. |
Gội đầu quá nhiều
Gội đầu quá thường xuyên cũng có thể góp phần gây rụng tóc. Tiến sĩ Ziering cho biết nhiều loại dầu gội có chứa hóa chất, hương thơm và chất bảo quản, có thể làm hỏng các sợi và nang tóc.
Thêm đó, sử dụng quá nhiều dầu gội và dầu xả có thể lấy đi lớp dầu tự nhiên giúp dưỡng ẩm và bảo vệ tóc. Vì vậy, tần suất gội đầu tốt nhất là cách khoảng 2-3 ngày.
Các hóa chất tích tụ khiến da đầu bị bí và làm tắc nghẽn nang tóc. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels. |
Không làm sạch hết hóa chất tích tụ
Các hóa chất tích tụ trên da đầu trong quá trình tạo kiểu có thể làm tắc nghẽn các nang tóc, dẫn đến tình trạng rụng tóc. Đặc biệt, các chất như sunfat, paraben và cồn sẽ khiến tóc khô, xỉn màu, giòn và dễ gãy rụng.
Do đó, Tom Smith, Giám đốc sáng tạo của hãng tóc Evo Haircare, khuyên rằng hãy sử dụng dầu gội làm sạch sâu để loại bỏ hoàn toàn các hóa chất, đồng thời giúp các nang tóc luôn thông thoáng và khỏe mạnh.
Các kiểu tóc lỏng lẻo, không quá căng sẽ giảm bớt áp lực cho tóc. Ảnh minh họa: Neosiam/Pexels. |
Buộc tóc quá chặt
Việc để các kiểu tóc chặt, chẳng hạn như buộc tóc đuôi ngựa, búi cao và thắt bím trong một thời gian dài sẽ gây suy yếu và làm hỏng các nang tóc. Tình trạng này được gọi là rụng tóc do lực kéo.
Các phụ kiện tóc, chẳng hạn như dây buộc tóc đàn hồi và kẹp tóc, cũng có thể làm căng sợi tóc và làm hỏng các nang tóc.
Khi bước vào một căn phòng toàn những người xa lạ, chúng ta có thể cảm nhận được ai gây ấn tượng với mình chỉ dựa vào hình thức bên ngoài, nhờ vào “sự hấp dẫn giới tính", bao gồm những dấu hiệu về tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh sản và phẩm chất của mỗi cá nhân, cùng với đó là các đáp ứng kích thích được lập trình đối với những đặc tính tình dục và cả những đặc điểm khác nữa.