Không thiết lập quy tắc: Các quy tắc cho phép con bạn chịu trách nhiệm về những gì chúng đang làm. Nếu bạn không đặt ra quy tắc cụ thể, trẻ chắc chắn sẽ thiếu kỷ luật. Thậm chí, trẻ sẽ phải tự khám phá hoặc không biết cách xử lý, giải quyết vấn đề khi gặp rắc rối. Ảnh: Thepragmaticparents. |
Luôn phục vụ trẻ: Theo India Parenting, cha mẹ nên ngừng làm mọi công việc cho con. Để trẻ tham gia làm các công việc nhà hàng ngày giúp chúng cảm thấy có trách nhiệm về những việc này. Dần dần trẻ sẽ biết tự lập, trưởng thành và có trách nhiệm với mọi việc. Đôi khi, cha mẹ chỉ cần yêu cầu trẻ làm những công việc nhỏ như xếp đồ dùng, gấp quần áo đã giặt, sắp xếp bàn ăn... Ảnh: Parentmagazine. |
Luôn la hét, đe dọa trẻ: Đây là những thói quen xấu của nhiều bậc phụ huynh khi muốn trẻ lắng nghe, tiếp thu cách dạy của mình. Tuy nhiên, điều này có thể phản tác dụng, khiến cha mẹ không thể kết nối với con. Trẻ có thể im lặng, không phản ứng lại khi bị la mắng. Thậm chí, sau một thời gian, trẻ bắt đầu khó chịu, phớt lờ cha mẹ và sẽ không muốn lắng nghe nữa. Ảnh: Quora. |
Thường xuyên nhượng bộ, không cương quyết: Trẻ em cần có giới hạn và ranh giới. Việc nhượng bộ mọi đòi hỏi của con, từ việc mua mọi món đồ chơi mà chúng muốn, cho đến việc cho phép con hành động tùy ý. Nếu bạn liên tục nhượng bộ, con sẽ dần mất đi sự tôn trọng với bạn. Sự nhượng bộ có thể mang lại hòa bình tạm thời, nhưng gây tổn hại lâu dài. Ảnh: Verywellfamily. |
Cư xử với con như người bạn: Trở thành bạn của trẻ không có nghĩa là phụ huynh phải hoàn toàn hành động như đứa trẻ để gắn kết với con. Bạn là cha mẹ, đôi khi cần phải hạ mức độ để hiểu cảm xúc của con, khuyến khích con nói chuyện cởi mở. Tuy nhiên, bạn không cần thiết phải cư xử như người bạn hoặc để trẻ coi bạn như đồng trang lứa. Nếu cố gắng hành động như người bạn của con, bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ của một trong hai vai hiệu quả. Ảnh: Cafemom. |
Luôn so sánh và phê bình: Cha mẹ không nên so sánh con với những đứa trẻ khác hoặc khiến con xấu hổ nơi công cộng. Tất cả điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Làm con cái xấu hổ là cách nuôi dạy không tốt, trẻ có thể mất động lực và hứng thú để làm mọi việc. Ảnh: Beingathinkaholic. |
Ít khi trò chuyện với con: Các bậc phụ huynh nên dành thời gian cho con, hỏi con về những vấn đề đang gặp phải. Nhiều đứa trẻ thường xuyên bị bạn bè bắt nạt nhưng lại không nói với cha mẹ vì chúng cảm thấy người lớn sẽ không giải quyết được. Bạn đừng để điều đó xảy ra với con bạn, hãy thảo luận với chúng về việc này và chia sẻ thêm với con trước khi quá muộn. Ảnh: Reachaba. |
Không là tấm gương cho con: Cha mẹ là tấm gương mà trẻ sẽ hướng tới. Vì vậy, ngay từ đầu, cha mẹ phải tuân theo những quy tắc mình đặt ra cho con. Trẻ em thường sẽ kiểm tra, để ý mức độ nghiêm túc của bạn với ranh giới các giới hạn. Nếu bạn không tự tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc, trẻ sẽ không làm theo. Ảnh: Imom. |