F1 nổi danh với những cỗ xe đua nhanh hơn điện xẹt, nhưng vẫn chưa là gì so với các siêu xe “khủng long” khác.
McLaren F1 là cái tên mà mọi tín đồ đam mê tốc độ tìm đến. Xe được trang bị động cơ V12 của BMW đạt công suất 627 mã lực, có khả năng tăng tốc 0-96 km/giờ trong 3,2 giây và đạt tốc độ tối đa 286 km/giờ.
Bugatti Veyron đạt công suất 987 mã lực, từng ghi kỷ lục thế giới năm 2005 với tốc độ tối đa 408,5 km/giờ.
Với tốc độ 412 km/giờ, SSC Ultimate Aero chính thức trở thành chiếc xe nhanh nhất thế giới năm 2007, phá kỷ lục của Veyron Bugatti (408,5 km/giờ). Siêu xe của Mỹ sử dụng động cơ V8 6,4 lít cung cấp sức mạnh 1.183 mã lực cho bánh sau.
Với Bugatti, tốc độ chưa bao giờ là trở ngại. Bằng chứng họ đã tạo ra siêu xe Bugatti Chiron có thể lướt gió ở tốc độ 420 km/giờ. Động cơ cung cấp công suất 1.479 mã lực quả thực rất khủng khiếp.
Có vẻ Chiron chưa phải điểm dừng chân cuối cùng của Bugatti. Siêu xe thể thao Veyron Super Sport hiện đứng trong top đầu với tốc độ lên tới 431 km/giờ. Kỷ lục được thiết lập năm 2010. Trên thực tế, Bugatti buộc phải giới hạn tốc độ của Veyron Super Sport vì lý do an toàn.
Hennessy Venom GT là siêu xe khác của Mỹ từng nắm danh hiệu xe nhanh nhất thế giới với tốc độ 435 km/giờ.
Hiện Koenigsegg Agera RS được công nhận là chiếc xe nhanh nhất thế giới với tốc độ tối đa 447 km/giờ. Siêu xe này có thể tăng tốc 0-400 km/giờ rồi giảm xuống 0 km/giờ chỉ trong 36,5 giây.
F1 (Formula One), còn gọi là Thể thức 1 hay Công thức 1, là môn thể thao tốc độ chuyên về đua ô tô bánh hở cao nhất theo định nghĩa của Liên đoàn Ôtô Quốc tế và thuộc sở hữu của Formula One Group. Mùa giải F1 bao gồm một chuỗi các cuộc đua mang tên Grands Prix, thường được tổ chức tại những đường đua được xây dựng riêng hoặc những con đường trong thành phố.
Nhiều người lái cho rằng việc dừng xe sớm khi đèn xanh còn 5 giây đếm ngược là cần thiết để tránh bị phạt hàng chục triệu đồng. Số khác nghĩ việc này gây cản trở giao thông.