Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những thói quen 'bào mòn' gan

Ăn quá nhiều chất béo chuyển hóa, đường, muối và uống rượu là những thói quen gây hại cho gan, dễ dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm.

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể với hơn 500 chức năng khác nhau như tiêu hóa, chuyển hóa, loại bỏ độc tố và dự trữ chất dinh dưỡng. Nếu gan gặp bất kỳ tổn thương nào, nó sẽ ức chế các hoạt động bình thường của cơ thể như tiêu hóa, thải độc, khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn.

Theo SF Advanced Health, dưới đây là những thói quen gây hại, “bào mòn” gan từng ngày.

Ăn chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa có nguồn gốc từ nhiều loài động vật như thịt bò, gia cầm, trứng, khoai tây chiên, bánh rán, thức ăn nhanh; các loại bơ thực vật; bánh quy và bánh ngọt nướng; đồ ăn nhẹ được chế biến sẵn... Chất béo chuyển hóa cũng được tạo ra trong quá trình hydro hóa, biến dầu lành mạnh thành chất rắn. Chúng thường được tìm thấy trong thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, bơ thực vật.

Chất béo chuyển hóa được xem là có hại nhất cho cơ thể, vì chế độ ăn giàu chất béo chuyển hóa này khiến dễ tăng cân, không tốt cho gan. Gan không thể dung nạp bất kỳ lượng chất béo chuyển hóa nào và nó sẽ tích tụ trong cơ quan này.

Theo thời gian, các chất béo tích tụ sẽ gây gan nhiễm mỡ. Lúc này, những tế bào gan sẽ sưng lên và dần cứng lại, có sẹo. Kết quả là tế bào gan bị chết đi, hay còn gọi là xơ gan. Chất béo chuyển hóa cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh như tiểu đường, bệnh tim, bệnh gan nhiễm mỡ và chứng sa sút trí tuệ.

Bao mon gan anh 1

Thịt bò, gia cầm, trứng, khoai tây chiên, bánh rán, thức ăn nhanh; các loại bơ thực vật; bánh quy và bánh ngọt nướng; đồ ăn nhẹ được chế biến sẵn... chứa nhiều chất béo chuyển hóa gây hại cho gan. Ảnh: Freepik.

Uống rượu

Khi uống rượu, gan sẽ cần năng lượng để chuyển hóa rượu thành chất ít độc hơn. Nhưng điều này khiến gan dễ bị tổn thương do không thể thực hiện đầy đủ các chức năng khác. Rượu có thể chuyển hóa thành formaldehyde - chất độc hại gây viêm gan, xơ gan và gan nhiễm mỡ.

Theo khuyến cáo, phụ nữ có thể uống tối đa 1 ly mỗi ngày hoặc 5 ly mỗi tuần. Con số này ở nam giới là tối đa 2 ly/ngày hoặc 8-10 ly/tuần. Khi uống rượu chúng ta nên ăn kèm thức ăn để giảm bớt tác hại lên gan. Song, lý tưởng nhất là nên hạn chế, uống rượu càng ít càng tốt để tránh tích tụ chất độc, gây áp lực cho gan.

Ăn nhiều đường

Đường gây hại trực tiếp cho gan, độc hại tương đương rượu và gây nghiện hơn cocaine. Đường ở dạng fructose, đường trắng (hay còn gọi là đường tinh luyện), siro ngô có hàm lượng fructose cao, chất làm ngọt nhân tạo (như Aspartame, Saccharin, Sucralose, Acesulfame Potassium) không được gan dung nạp dù ở bất kỳ liều lượng nào. Thay vào đó, những loại đường này được chuyển hóa thành chất béo và cuối cùng gây ra bệnh về gan.

Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên ăn các loại đường tự nhiên từ trái cây, dừa và đường mía. Bởi gan được thiết kế để tiêu hóa các loại đường này, chuyển hóa thành năng lượng.

Ăn quá nhiều muối

Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp trong động mạch chính dẫn vào gan, hậu quả là gây ra những bệnh lý mạn tính. Theo các khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta không nên ăn quá một thìa cà phê muối (tương đương không quá 10-15 g muối/ngày với người lớn và 3-5 g muối/ngày với trẻ nhỏ).

Lượng muối vào cơ thể quá nhiều sẽ cản trở việc đào thải các chất cặn bã dư thừa ra ngoài, về lâu dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan.

Thay vì sử dụng muối, bạn có thể nêm thức ăn bằng thảo mộc, gia vị khác. Ngoài ra, hầu hết thức ăn nhanh, chế biến sẵn, bánh đều chứa nhiều muối nên cần hạn chế ăn các món này.

Bao mon gan anh 2

Chế độ ăn mặn, nhiều đường cũng dễ khiến gan bị tổn thương, mắc nhiều bệnh lý. Ảnh: iStock.

Lạm dụng thuốc bổ, thực phẩm chức năng, vitamin

Hầu hết loại thuốc phải đi qua gan, đây là vị trí chủ yếu để chuyển hóa thuốc. Tùy từng loại thuốc mà có thể gây viêm gan cấp, suy gan cấp hoặc viêm gan mạn, xơ gan, gan nhiễm mỡ hoặc bệnh đường mật. Bởi thuốc vào máu và đi qua gan trước khi đào thải ra ngoài theo đường tiết niệu hoặc theo đường mật xuống ruột. Đặc biệt là những người đã có bệnh gan, mật mạn tính, gan càng dễ bị ngộ độc thuốc hơn.

Ngay cả những loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng nếu bị lạm dụng có thể khiến gan quá tải, suy giảm dần chức năng.

Hay như một số vitamin nếu bổ sung quá nhiều cũng sẽ gây tác dụng ngược. Ví dụ vitamin A, uống thường xuyên liều lớn (hơn 7.500mcg) có thể gây ngộ độc mạn tính và tổn thương gan.

Một số chất bổ sung sắt không được gan tiêu hóa dẫn đến dư thừa sắt trong máu. Cơ thể không thể xử lý lượng sắt dư thừa, sắt sẽ tích tụ trong các cơ quan như gan và cuối cùng dẫn đến tổn thương gan.

Uống quá ít nước

Nước giúp đào thải chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể. Điều này ngăn ngừa chất độc tích tụ và làm tổn thương gan. Hydrat hóa làm máu loãng hơn và do đó, gan dễ dàng lọc máu và loại bỏ độc tố.

Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên uống nhiều nước giữa các bữa ăn nhưng không nên trong bữa ăn. Đặc biệt, việc sử dụng thường xuyên nước ngọt có ga sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, đặc biệt đối với người bị men gan cao, dễ gây tổn thương gan. Nước ngọt có ga là loại nước giải khát được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên loại đồ uống này sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, đặc biệt đối với người bị men gan cao.

Nhiều nước ráo riết săn lùng vaccine và thuốc chữa đậu mùa khỉ

Trong khi số ca bệnh đậu mùa khỉ gia tăng ở nhiều nơi, các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ tích cực dự trữ vaccine, thuốc điều trị để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Phát hiện mới về thuốc chữa đậu mùa khỉ

Các nhà khoa học tại Anh cho biết ít nhất một thuốc kháng virus có triển vọng chống lại bệnh đậu mùa khỉ.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm