Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Những thói quen khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo HealthShots, ngủ không điều độ, dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại thông minh là hai thói quen khiến mọi người dễ mắc bệnh tim mạch khi ngủ.

Việc dán mắt vào điện thoại quá lâu sẽ làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ của mọi người. Ảnh: Earth.

Khi một người làm việc liên tục mà không được nghỉ ngơi, cơ bắp dần trở nên đau nhức, dẫn đến viêm khớp và xương. Bên cạnh đó, tim mạch cũng sẽ bị căng thẳng theo. Vì vậy, điều tối thiểu một người có thể làm để giúp tim hồi phục sau ngày dài làm việc là thường xuyên ngủ đủ giấc.

Chia sẻ với Health Shots, tiến sĩ Mickey Mehta, huấn luyện viên về cuộc sống doanh nghiệp, đã lý giải tác động của giấc ngủ đối với sức khỏe tim mạch.

Giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào?

Theo ông Mehta, ngủ đủ giấc là liệu pháp giúp hồi phục sức khỏe của tim. Cụ thể, ngủ đủ 8 tiếng sẽ giúp bơm thêm máu cho cơ thể khi ở trạng thái nghỉ ngơi, đồng thời, giảm lượng máu cần sử dụng để thực hiện các chức năng hàng ngày.

Với cách này, một trái tim không ổn định, nhịp tim loạng choạng và phân tán thất thường sẽ trở lại bình thường, đều đặn và nhịp nhàng.

Ban đêm được ví như một cơ hội hoàn hảo để chữa lành, sửa chữa và phục hồi cho tim mạch. Nếu quá trình này không diễn ra đúng cách, nghĩa là ngủ không đủ giấc, việc sửa chữa, loại bỏ độc tố và tạp chất của cơ thể sẽ không diễn ra thuận lợi. Thậm chí, nó có thể dẫn đến rối loạn và bệnh tật.

Nếu những tạp chất không được loại bỏ nhanh chóng, chất độc dễ trở thành vấn đề về tim. Ông Mehta nhận định chất béo bổ sung mà mọi người tích lũy trong cơ thể, đặc biệt là trong các động mạch, cũng như chất béo nội tạng do cơ thể tạo ra, thường có xu hướng làm rối loạn tim.

Tim mạch gặp nguy hiểm khi ngủ không điều độ

Do tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, nên ngủ không đủ giấc có thể khiến tim gặp nguy hiểm. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người trưởng thành có thói quen ngủ không điều độ. Từ đó, họ trở thành đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh tim mạch như tuần hoàn kém ở phần dưới cơ thể.

Các chuyên gia còn phát hiện những người thiếu ngủ hơn 2 tiếng mỗi tuần, chẳng hạn ngủ 6 tiếng vào một đêm và 8 tiếng vào một đêm khác, sẽ có nhiều khả năng bị mảng bám trong động mạch vành hơn người có thói quen ngủ đều đặn.

Benh tim mach anh 1

Ăn nhiều chất xơ giúp duy trì nhịp tim ổn định. Ảnh: Celebrity Fitness.

Không nên dành quá nhiều thời gian cho màn hình thông minh

Dành quá nhiều thời gian cho điện thoại hoặc máy tính xách tay không còn là thực trạng xa lạ với nhiều người. Nhất là trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, việc tiếp xúc quá lâu với màn hình thông minh sẽ làm rối loạn nhịp sinh học và chu kỳ đánh thức giấc ngủ của mọi người.

Nếu chu kỳ thức - ngủ bị rối loạn, quá trình tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng theo, đặc biệt khi một người vừa ăn vừa nhìn vào tivi, điện thoại hoặc bất kỳ màn hình kỹ thuật số nào. Thậm chí, nó càng trở nên tồi tệ hơn khi ai đó dành nhiều thời gian xem điện thoại trước khi đi ngủ.

Do đó, ông Mehta cho rằng chìa khóa để ngủ đủ giấc và giảm nguy cơ mắc bệnh tim là ăn đúng giờ, trước khi mặt trời lặn và sau đi ngủ ít nhất 4 giờ. Đồng thời, cần đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.

Những cách để đảm bảo giấc ngủ ngon và đẩy lùi bệnh tim

Để dễ đi vào giấc ngủ, mọi người có thể tập hít vào từ từ bằng mũi và thở ra bằng miệng. Lúc này, khối lượng không khí lớn sẽ thoát ra ngoài và cải thiện lưu thông máu. Nó còn có thể cải thiện nồng độ oxy trong phổi và độ bão hòa oxy ngay lập tức.

Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên cũng là phương pháp giúp ngủ ngon hơn và cải thiện chức năng tim. Các tư thế đảo ngược trong yoga như Viparita Karani, Ustrasana, Setu bandh asana, Bhujangasana, Paschimottanasana (tạo cảm giác buông bỏ) và Parvatasana ngồi (nâng cao sự tự tin), được nhiều chuyên gia khuyến khích để có giấc ngủ ngon và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Một điều quan trọng khác để ngăn ngừa bệnh tim là áp dụng chế độ ăn uống cân bằng. Nếu muốn chữa lành và giúp nhịp tim trở lại bình thường, mọi người phải ăn một chế độ lành mạnh, giàu dinh dưỡng như chất xơ, protein, các khoáng chất và vitamin.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.

TP.HCM phát hiện biến thể phụ của Omicron

Tại TP.HCM, tính từ đầu tháng 3 đến nay, số ca mắc mới Covid-19 ghi nhận dưới 3 ca/ngày nhưng đã xuất hiện biến thể phụ mới của Omicron.

Minh Uyên

Bạn có thể quan tâm