Trẻ em thường chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ mắt. Vì vậy, phụ huynh cần chuẩn bị cho mình kiến thức đầy đủ về lĩnh vực này, hướng dẫn và tránh cho trẻ mắc phải một số thói quen có hại.
Tia cực tím
Tiếp xúc với tia cực tím cường độ cao khiến mắt có cảm giác chói loà, mệt mỏi. Nguy hiểm hơn, những bức xạ từ ánh nắng mặt trời có thể làm gia tăng các bệnh mắt nguy hiểm như đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng… hay thậm chí là ung thư. Bởi vậy, cha mẹ nên hạn chế cho con ra đường vào khoảng thời gian 10-14h hoặc sử dụng kính râm cho trẻ.
Môi trường ô nhiễm
Môi trường ô nhiễm cũng là tác nhân khiến trẻ mắc các bệnh về mắt. |
Không khí ô nhiễm, không gian không đủ ánh sáng hoặc quá sáng cũng là nguyên nhân làm thị lực yếu đi. Ngoài ra, môi trường sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, sử dụng chung nguồn nước bẩn cũng dễ khiến trẻ lây các bệnh đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm kết mạc...
Tác động gây tổn thương
Trẻ trong độ tuổi 7-17 rất hiếu động, dễ bị chấn thương ngoài ý muốn trong quá trình vui chơi. Chỉ một nắm tay, quả bóng, trái banh tenis … cũng sẽ gây ra tổn thương cho mắt và các bộ phận quanh mắt như tụ máu, bầm mi mắt, hốc mắt, chảy máu trong mắt, gây vỡ các thành xương bảo vệ mắt... Bởi vậy, cha mẹ nên chú ý đến môi trường vui chơi sinh hoạt của trẻ để hạn chế tối đa rủi ro.
Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ
Ánh sáng xanh và tia bức xạ từ màn hình gồm điện thoại, máy tính bảng, iPad, TV vốn tác động không nhỏ đến đôi mắt bé. Trẻ lại có thói quen sử dụng chúng trong bóng tối, làm mắt khó thích nghi, gây ra mỏi, đau mắt, nhức đầu, khô mắt, thậm chí đỏ mắt do các cấp độ ánh sáng bị thay đổi.
Cha mẹ nên hạn chế việc cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử. |
Thói quen dụi mắt
Khi mắt bị ngứa hay mỏi, trẻ có xu hướng lấy tay dụi. Thói quen tưởng chừng vô hại nhưng có thể truyền vi khuẩn từ tay vào mắt gây nhiễm trùng, viêm nhiễm và viêm kết mạc. Hơn nữa, dụi mạnh tay có thể phá vỡ các mạch máu dưới mí mắt. Vì vậy, mỗi khi mắt con bạn có dấu hiệu ngứa, hãy sử dụng một miếng gạc lanh thay vì dụi.
Dùng tay dụi có thể khiến mắt trẻ bị nhiễm khuẩn. |
Lạm dụng thuốc nhỏ mắt
Cha mẹ thường nhỏ mắt cho con khi bị khô mắt. Đây là một phương pháp nhanh và tiện lợi. Tuy nhiên, thuốc nhỏ mắt nếu sử dụng quá thường xuyên có thể gây kích ứng lâu dài. Giai đoạn đầu sử dụng thuốc nhỏ mắt cho trẻ nên theo hướng dẫn của bác sĩ, ngưng sử dụng khi có triệu chứng kích ứng, nổi mẩn hoặc một số tác dụng phụ tiêu cực khác.
Ngủ không đủ giấc
Nên cho trẻ ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe và giữ gìn đôi mắt. |
Ngủ không đủ giấc cũng có thể khiến mắt tổn thương từ bên trong. Mắt tổn thương có thể bị co giật, khô, mờ và đau. Phụ huynh nên cho con ngủ đủ giấc, khoảng 7 tiếng mỗi đêm và hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
Để đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt trẻ, bạn nên cho trẻ khám định kỳ để kịp thời phát hiện các triệu chứng nguy hiểm. Ngoài ra, phụ huynh có thể cho con dùng các sản phẩm hỗ trợ như viên uống bổ mắt Ataxavi Vision của Công ty CP dược Trung ương Mediplantex. Sản phẩm chứa hoạt chất Astaxanthin - một carotenoid tự nhiên chiết xuất từ vi tảo lục Haematococcus Pluvialis Nhật Bản. Hoạt chất Astaxanthin với khả năng chống oxy hóa mạnh cùng các dưỡng chất thiết yếu cho mắt như vitamin A, vitamin B2, lutein, bilberry extract trong Ataxavi Vision giúp tăng cường thị lực, giảm mờ, khô, nhức mỏi mắt, ngăn ngừa cận thị tiến triển, phòng ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Độc giả quan tâm có thể gọi đến số 0436686111 hoặc 19006043 để biết thêm thông tin. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |