Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Những thực phẩm nên hạn chế sau khi khỏi Covid-19

Mẹ tôi năm nay 65 tuổi, vừa khỏi Covid-19, cơ thể còn mệt mỏi nhiều. Tôi nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào để bà nhanh hồi phục sức khỏe?

Mẹ tôi năm nay 65 tuổi, vừa khỏi Covid-19, cơ thể còn mệt mỏi nhiều. Tôi nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào để bà nhanh hồi phục sức khỏe?

BSCKI Lê Thị Thành, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình

Dinh dưỡng cho người sau mắc Covid-19 rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, nâng cao sức đề kháng.

Nhu cầu năng lượng là 30-35 kcal/kg, tùy thuốc theo lứa tuổi, hoạt động.

Năng lượng trong khẩu phần ăn sẽ được cung cấp bởi các thực phẩm trong chế độ ăn thuộc 3 nhóm:

  • Nhóm thực phẩm giàu chất bột đường: Gạo, ngũ cốc, khoai, củ, bún, phở.
  • Nhóm giàu đạm: Ưu tiên sử dụng đạm có hoạt tính sinh học cao nguồn gốc động vật, nhu cầu protein là 1,2-2 g/kg cân nặng thực tế/ngày. Một số thực phẩm giàu đạm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, tôm, trứng...
  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo: Mỡ động vật, bơ, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu.

Người bệnh nên ăn đa dạng, phối hợp 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong ngày.

Thực phẩm nên dùng:

- Thực phẩm có hàm lượng protein cao trong mỗi bữa ăn: Thịt nạc, cá, trứng, sữa chua, phomat, sữa…

- Thực phẩm chưa nhiều omega-3 như cá hồi, dầu oliu...

- Bổ sung hoạt chất EPA, loại omega-3 giúp giảm tình trạng viêm, tăng cường miễn dịch.

- Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/tuần, 3 quả trứng/tuần.

- Tăng cường bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa 1-2 ly/ngày. Sữa có thành phần dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu. Đặc biệt, sữa năng lượng cao giúp cơ thể người bệnh nhanh chóng phục hồi.

- Ăn nhiều rau tươi, quả chín, nhiều chất xơ.

- Tăng cường bổ sung thực phẩm rau màu xanh sẫm và hoa quả màu đỏ hoặc vàng, chứa nhiều vitamin E,C,A, selen có khả năng chống oxy hóa như: Cà rốt, giá đỗ xanh, cà chua, rau ngót, rau muống... Nhu cầu rau xanh 400-600 g/người/ngày và hoa quả là 200-300 g/người/ngày.

- Chia nhỏ bữa thành nhiều lần trong ngày. Ngoài 3 bữa chính, bệnh nhân có thể ăn thêm 2 bữa phụ sáng và chiều, tránh ăn quá no.

- Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.

Thực phẩm cần hạn chế:

- Không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua, thịt hun khói, thịt nướng…

- Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều ga.

- Người bệnh không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.

Ngoài ra, người dân cần phối hợp với luyện tập và phục hồi chức năng, có thể áp dụng các bài thể dục nhẹ nhàng 30-45 phút/ngày.

6 cách tăng đề kháng cho trẻ trong mùa dịch

Trẻ đang phải đối mặt với nhiều dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não, cúm, Covid-19... Tôi nên làm gì để tăng sức đề kháng cho con, giảm nguy cơ mắc bệnh?

Độc giả Lê Anh

Bạn có thể quan tâm